Tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại (có trong nắng mặt trời) là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư da. Đây là loại bệnh khá phổ biến nhưng để phát hiện sớm bệnh cần phải tiến hành xét nghiệm ung thư da.
Ung thư da là sự phát triển không kiểm soát được của các tế bào bất thường trên da. Ung thư da được chia làm 3 loại chính: Ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính. Tùy vào từng loại ung thư da sẽ có các triệu chứng cảnh báo bệnh cụ thể như ngứa và đau trên da hoặc những thay đổi bất thường trên da, vết loét lâu lành…
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư da, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu để các bác sĩ trực tiếp thăm khám và chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
Menu xem nhanh:
Các xét nghiệm ung thư da
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng cách dùng kính lúp để quan sát vị trí bị tổn thương trên da. Bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử bản thân và gia đình để đưa ra kết luận về tình trạng bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm ung thư da cần thiết như:
- Chụp X-quang: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện và đánh giá mức độ xâm lấn của khối u.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của da ở vị trí nghi ngờ mắc ung thư để tiến hành sinh thiết dưới kính hiển vi. Sinh thiết sẽ giúp bác sĩ xác định loại ung thư da, tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể.
Từ kết quả xét nghiệm ung thư da, nếu bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Phương pháp điều trị bệnh
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được áp dụng cho những trường hợp ung thư da ở giai đoạn đầu khi khối u chưa xâm lấn sang các vị trí khác.
- Nạo và đốt điện: Nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ung thư da bằng phương pháp nạo hoặc đốt điện để loại bỏ phần da bị ung thư.
- Phẫu thuật dao lạnh: Đây là phương pháp sử dụng khí nito phun lên bề mặt da có tế bào ung thư. Những tế bào ung thư sẽ bị tiêu biến ngay sau đó.
- Ghép da: Là phương pháp cấy ghép da để làm đầy da hoặc cấy ghép vào để thay thế cho phần da đã bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật.
- Xạ trị: Phương pháp này thường được chỉ định cho những trường hợp ung thư da giai đoạn cuối.
- Hóa trị: Bác sĩ có thể chỉ định hóa trị trong trường hợp ung thư da giai đoạn cuối khi các phương pháp trên không hiệu quả.
Các phương pháp điều trị ung thư da vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến khám chữa các bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư da.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, từng có nhiều năm công tác tại các bệnh viện đầu ngành, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả bệnh.
Để đặt lịch xét nghiệm ung thư da hoặc tư vấn điều trị bệnh, độc giả, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.