Xét nghiệm suy thận và những điều có thể bạn chưa biết

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Xét nghiệm suy thận là một phương pháp kiểm tra, đánh giá chức năng của thận. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin cơ bản và ít người để ý về nhóm xét nghiệm này.

1. Tìm hiểu về chức năng của thận

Để có thể đánh giá và hiểu được vai trò của các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chức năng của thận trước nhé. Thận là bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu, được biết đến với chức năng chủ yếu là lọc máu. Tuy nhiên, thận còn có nhiều vai trò khác, cụ thể là:

– Lọc máu và chất thải: Các chất thải và cặn bã sẽ được lọc tại thận và theo đường tiết niệu ra ngoài cơ thể.

– Bài tiết nước tiểu: Trải qua quá trình lọc máu, nước tiểu và các chất thải sẽ được đưa vào bể thận và thải ra ngoài theo đường tiết niệu.

– Điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong máu: Thông qua chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận, các hợp chất có lợi sẽ được giữ lại và đưa vào trong máu. Qua đó, thận góp phần duy trì ổn định nồng độ các chất trong máu.

– Điều hòa thể tích máu dịch ngoại bào: Thông qua chức năng điều hòa nồng độ các chất và điều hòa lượng nước tiểu, thận có thể điều hòa thể tích máu và dịch ngoại bào.

Xét nghiệm suy thận là gì

Thận là cơ quan bài tiết có vai trò quan trọng đối với cơ thể

2. Hiểu đúng về xét nghiệm suy thận

Có thể nói thận và các cơ quan trong hệ bài tiết luôn phải chịu áp lực lớn để đảm bảo lọc bỏ, đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất có hại khiến thận dễ bị tổn thương và làm suy giảm các chức năng.

Bệnh thận thường không gây có triệu chứng khi mới khởi phát. Khi bệnh thận có diễn biến nặng hơn thì cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe như: thiếu máu, bệnh về xương, tổn thương hệ thần kinh và tăng huyết áp.

Để phát hiện sớm bệnh về thận có ba cách kiểm tra, bao gồm:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm máu

– Đo huyết áp thường xuyên

Xét nghiệm suy thận thực chất là một nhóm các kiểm tra chức năng thận với 2 mẫu bệnh phẩm chính là máu và nước tiểu. Kết quả của xét nghiệm có thể phản ánh cụ thể và khách quan các chỉ số thành phần hợp chất trong cơ thể có liên quan tới chức năng thận. 

Tuy có tỷ lệ rất nhỏ nhưng kết quả của các xét nghiệm vẫn có độ sai sót nhất định. Vì thế bác sĩ sẽ có những chỉ định thực hiện thêm một số phương pháp khác để kết luận về tình trạng của người bệnh. 

Xét nghiệm suy thận có đắt không

Xét nghiệm có tỷ lệ sai số nhất định

3. Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận

3.1. Xét nghiệm suy thận thông qua đường máu

Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng thận thuộc nhóm xét nghiệm sinh hóa máu. Có rất nhiều chỉ số trong máu phản ánh sức khỏe của thận, nhưng 2 chỉ số quan trọng nhất chính là ure máu và creatinin huyết thanh. 

Để đánh giá chức năng thận với 2 xét nghiệm này, bạn có thể theo dõi bảng dưới đây:

 

Xét nghiệm

 

Mức chỉ số bình thường

 

Ý nghĩa chỉ số tăng

 

Ý nghĩa chỉ số giảm

 

Ure máu

 

2.5 – 7.5 mmol/l

 

Viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, tiêu chảy, suy tim sung huyết… 

 

Ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch…

 

Creatinin huyết thanh

 

– Nam: 0.6 -1.2 mg/dl 

– Nữ: 0.5 – 1.1 mg/dl

 

Rối loạn chức năng thận

Bên cạnh 2 xét nghiệm sinh hóa phổ biến trên, chúng ta sẽ có thêm 1 số xét nghiệm đánh giá chức năng thận khác. Ví dụ như:

– Điện giải đồ: Xét nghiệm định lượng các ion điện giải quan trọng trong máu như Natri, Kali, Clo… Đây là những hợp chất được điều hòa bởi thận, do đó việc đo nồng độ các chất này giúp phần nào đánh giá được chức năng thận.

– Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan: Nồng độ các ion hợp chất sẽ tạo nên độ pH trong cơ thể người. Thông qua việc điều hòa, kiểm soát các hợp chất, thận cũng có vai trò lớn trong việc điều hòa độ pH của cơ thể. Với xét nghiệm này, nếu suy giảm chức năng thận, kết quả sẽ cho thấy nồng độ acid trong máu bị giảm.

– Xét nghiệm acid uric máu: Kết quả của xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán các bệnh lý như gout hay các bệnh về thận khác. 

– Albumin huyết thanh: Chỉ số Albumin thấp hơn mức 35 – 50g/L có thể giúp chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp.

– Protein toàn phần huyết tương: Người mắc bệnh thận thường có xu hướng bị giảm protein toàn phần.

– Tổng phân tích tế bào máu: Theo nhiều nghiên cứu, người giảm số lượng hồng cầu trong máu thường mắc bệnh suy thận mạn tính.

Xét nghiệm suy thận ở đâu tốt

Các xét nghiệm sinh hóa máu giúp kiểm tra, đánh giá chức năng thận

3.1. Xét nghiệm suy thận thông qua đường nước tiểu

– Tổng phân tích nước tiểu: Ở người bị suy giảm chức năng thận, tỷ trọng nước tiểu trong cơ thể có thể bị giảm. Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan như nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm…

– Định lượng đạm niệu (protein nước tiểu) 24 giờ: Định lượng Protein trong nước tiểu ở người bình thường là 0 – 0.2g/l/24h. Với người bị mắc chứng suy thận, chỉ số đạm niệu thường bị tăng lên trên 0.3g/l/24h.

Là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, nhưng nhiều người thường có tâm lý chủ quan, không chú ý chăm sóc sức khỏe của thận. Bệnh cạnh việc thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn cũng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đó, hãy chú ý thực hiện các xét nghiệm, thủ thuật y khoa có tính định hướng đánh giá chức năng thận. Ví dụ như xét nghiệm máu, tổng phân tích nước tiểu và siêu âm bụng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital