Ung thư vú hiện đang là căn bệnh chiếm tới 21% tỉ lệ mắc các bệnh ung thư của nữ giới. Với số ca mắc vẫn đang tăng theo từng năm, tầm soát ung thư vú được xem là phương pháp hữu hiệu giúp phát hiện và ngăn ngừa căn bệnh trên và một trong những phương pháp đó là xét nghiệm máu. Vậy xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú có hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời cũng như những thông tin về căn bệnh ung thư vú qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa về ung thư vú, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trên
1.1. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú được hình thành từ chính những tế bào bên trong tuyến vú. Những tế bào này phát triển một cách bất thường dẫn đến hình thành nên các khối u. U tuyến vú được chia thành 2 loại là khối u ác tính và u lành tính, u ác tính chính là căn bệnh ung thư vú.
Các tế bào ung thư vú có thể di căn đến những bộ phận khác trên cơ thể dẫn đến tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, căn bệnh ung thư này hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tầm soát ung thư hiện đang là cách duy nhất giúp phát hiện sớm căn bệnh trên.
1.2. Các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư vú
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến việc con người mắc ung thư vú. Tuy nhiên, có một số điểm chung giữa những người bị mắc bệnh bao gồm:
– Những người có cơ thể bị thừa cân, béo phì.
– Trong gia đình có người bị mắc hoặc từng mắc ung thư vú.
– Ít khi tham gia các hoạt động tập thể dục, thể thao.
– Những người có bệnh ác tính hoặc lành tính tại vú.
– Phụ nữ không sinh con hoặc cho con bú khả năng mắc ung thư vú cao hơn những người có con,…
2. Ý nghĩa của hoạt động tầm soát ung thư vú?
Ung thư vú được hình thành từ những tế bào biến đổi bất thường, phát triển thành các khối u ác tính. Tầm soát ung thư vú là một phương pháp nhằm phát hiện sớm những tế bào đó. Từ đó ngăn chặn sự phát triển thành các khối u, giúp giảm thiểu khả năng phát triển bệnh cũng như triệu chứng di căn của ung thư.
Ngoài ra, tầm soát ung thư vú đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh, giúp giảm thời gian và chi chí chữa bệnh. Bên cạnh đó, hoạt động này còn đem lại cho người khám những kiến thức cần thiết để bảo vệ và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm trên.
3. Phương pháp xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú có hiệu quả không?
3.1. Trước khi trả lời câu hỏi xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú có hiệu quả không, hãy cùng tìm hiểu có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư
Hiện nay có 4 phương pháp tầm soát ung thư vú được sử dụng phổ biến:
– Siêu âm tuyến vú: Siêu âm tuyến vú là phương pháp sử dụng máy có sóng âm mô tả lại hình ảnh bên trong tuyến vú.
– Chụp nhũ ảnh (Chụp X- quang tuyến vú): Đây là phương pháp đòi hỏi sử dụng bộ máy móc đặc thù dành riêng cho chụp tuyến vú đảm bảo được độ chính xác cao nhất. Khi kết hợp phương pháp này với phương pháp siêu âm tuyến vú, kết quả chẩn đoán sẽ chính xác hơn.
– Chụp cộng hưởng từ tuyến vú: Chụp cộng hưởng từ tuyến vú là phương pháp sử dụng máy MRI. Phương pháp này giúp các bác sĩ theo dõi được hình ảnh của cả hai tuyến vú cùng lúc mà không cần thực hiện các biện pháp xâm lấn.
– Xét nghiệm máu: Để tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số chỉ điểm ung thư, điển hình là CA 15-3. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho biết, có hơn 80% người mắc ung thư vú có chỉ số CA 15-3 tăng cao.
3.2. Trả lời câu hỏi: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư vú có đạt hiệu quả?
Ta có thể khẳng định rằng, phương pháp xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư vú là vô cùng quan trọng. Bởi phương pháp này có thể dễ dàng phát hiện những chỉ số bất thường trong máu của người khám ngay cả khi cơ thể chưa có biểu hiện gì bất thường ra bên ngoài.
Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư thì không thể đạt được hiệu quả tốt nhất. CA 15-3 là chỉ số giúp sàng lọc ung thư vú nhưng CA 15-3 không chỉ tăng khi người khám mắc ung thư vú mà còn tăng khi mắc một số các bệnh khác như viêm gan mạn, xơ gan, bệnh vú lành tính, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung,… Do đó, không thể kết luận được người khám bị mắc ung thư vú chỉ qua việc xét nghiệm máu.
Chính vì lý do này, khi tầm soát ung thư vú, các bác sĩ sẽ kết hợp những phương pháp tầm soát ung thư vú để cho ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Trong đó, xét nghiệm máu chỉ giúp sàng lọc ung thư vú, các phương pháp còn lại sẽ được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh trên.
4. Lưu ý khi đi tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú đòi hỏi sự chính xác rất cao, chính vì vậy khâu chuẩn bị cũng rất quan trọng. Chị em phụ nữ cần chuẩn bị thật kỹ trước khi có ý định đi tầm soát ung thư vú:
– Nên đi khám tầm soát ung thư vú sau ngày kinh từ 3 đến 7 ngày để kết quả kiểm tra được chính xác nhất.
– Nếu đã từng đi khám những bệnh liên quan đến tuyến vú, chị em nên mang theo kết quả gần nhất để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán.
– Việc đặt trước lịch khám sẽ giúp cho chị em nhanh chóng làm thủ tục và tiết kiệm thời gian.
– Trung thực trong việc khai báo những triệu chứng cũng như các thuốc đã và đang sử dụng để bác sĩ nắm rõ tình trạng hiện tại.
– Nên thực hiện tầm soát ung thư vú ở những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo về dịch vụ, đặc biệt là tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI tự tin với hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ trả kết quả nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ y bác sĩ với trên 30 năm kinh nghiệm thăm khám, tạo cảm giác an tâm khi thăm khám. Bên cạnh đó, quy trình thực hiện cũng nhanh gọn nên chị em đến đây không cần chờ đợi lâu.
Trên đây là những thông tin nhằm trả lời cho câu hỏi được đề cập ở đầu bài. Hy vọng qua bài viết này, người đọc sẽ có thêm kiến thức về hoạt động tầm soát ung thư cũng như bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh nguy hiểm ung thư vú.