Xét nghiệm máu để làm gì? với nhiều người

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Xét nghiệm máu để làm gì” là câu hỏi không dễ trả lời đối với nhiều người. Mặc dù loại xét nghiệm này rất phổ biến trong kiểm tra sức khỏe định kỳ và chuẩn định tình trạng cơ thể nhưng mục đích cụ thể của làm xét nghiệm máu thì không phải ai cũng biết.

Xét nghiệm máu là một dạng xét nghiệm được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành y học hiện nay với rất nhiều công dụng.

Xét nghiệm máu là một dạng xét nghiệm được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành y học hiện nay với rất nhiều công dụng.

Vậy xét nghiệm máu để làm gì? Xét nghiệm máu là một dạng xét nghiệm được ứng dụng phổ biến nhất trong ngành y học hiện nay với rất nhiều công dụng. Cụ thể, xét nghiệm máu có thể được sử dụng để:

  • Đánh giá tình trạng hoạt động của một bộ phận nào đó trong cơ thể, chẳng hạn như thận, gan, tuyến giáp, tim…
  • Chẩn đoán các bệnh như ung thư, HIV / AIDS, tiểu đường, thiếu máu và bệnh mạch vành.
  • Tìm hiểu xem một người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không
  • Đánh giá hiệu quả loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng.
  • Kiểm tra khả năng đông máu.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu

Bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành xét nghiệm máu. Ví dụ, tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, nhiều trường hợp sẽ được yêu cầu:

  • Tránh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (ngoài nước).
  • Tạm ngừng sử dụng một loại thuốc nào đó.

Xét nghiệm máu được tiến hành như thế nào?

Các bác sĩ xét nghiệm sẽ lấy khoảng một vài ml máu trực tiếp từ tĩnh mạch bằng phương tiện là kim tiêm được tiệt trùng.

Các bác sĩ xét nghiệm sẽ lấy khoảng một vài ml máu trực tiếp từ tĩnh mạch bằng phương tiện là kim tiêm được tiệt trùng.

Thông thường vị trí lấy mẫu máu xét nghiệm là mạch máu ở khuỷu tay hoặc cổ tay, nơi các tĩnh mạch tương đối gần bề mặt. Mẫu máu ở trẻ em thường được lấy ở trên mặt mu bàn tay. Tay của trẻ có thể được gây tê bằng một loại kem đặc biệt trước khi lấy máu.
Sau đó các bác sĩ xét nghiệm sẽ lấy khoảng một vài ml máu trực tiếp từ tĩnh mạch bằng phương tiện là kim tiêm được tiệt trùng. Tiếp đến, mẫu máu này sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và phân tích.
Sau khi xét nghiệm máu
Bởi vì chỉ có một lượng máu rất nhỏ được lấy ra trong quá trình xét nghiệm nên không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên có một số người sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc bị ngất xỉu trong hoặc sau khi hoàn thành xét nghiệm. Vị trí lấy mẫu máu có thể bị thâm tím nhẹ. Vết bầm tím này có thể gây đau nhưng thường vô hại. Tuy nhiên nên thông báo cho bác sĩ nếu thường xuyên bị bầm tím sau khi lấy máu.
Kết quả xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm sẽ được các bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe.

Kết quả xét nghiệm sẽ được các bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe.

Tại phòng thí nghiệm, mẫu máu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với các hóa chất, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ được các bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn thêm , bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital