Xét nghiệm H.pylori (xét nghiệm HP) được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng đi kèm dấu hiệu dai dẳng, tiến triển nặng bất thường. Đồng thời, sau điều trị, xét nghiệm này còn được lặp lại để kiểm tra xem bệnh nhân đã hết hoàn toàn hay chưa. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ về phương pháp này hay chưa?
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng và đối tượng nên thực hiện xét nghiệm H.pylori
1.1. Vì sao cần làm xét nghiệm H.pylori?
Vi khuẩn H.pylori là loại vi khuẩn tồn tại lâu dài ở bên trong môi trường a-xít dạ dày và có thể tiết ra men urease. Loại men này có khả năng trung hòa a-xít, tạo ra một môi trường phù hợp và không để a-xít dạ dày tiêu diệt vi khuẩn. Vi khuẩn HP được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm có khả năng gây ra bệnh ung thư ở con người. Cùng với đó, WHO cũng khuyến cáo mọi người nên phát hiện sớm và tiêu diệt ngay loại vi khuẩn này để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 47 – 50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, các nước đang phát triển ở vùng châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ, Đông Nam Châu Á – Nam Á có tỷ lệ người nhiễm khoảng 50 – 70%. Còn các nước phát triển thuộc khu vực Tây Âu – Bắc Mỹ, Úc và New Zealand có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP là khá thấp.
Để xác định xem bản thân mình có đang bị nhiễm vi khuẩn H.pylori không thì bạn nên thực hiện xét nghiệm HP để có được kết quả chính xác nhất. Xét nghiệm này giúp tìm kiếm vi khuẩn HP có trong dạ dày hay không từ đó có phương pháp điều trị cụ thể.
1.2. Đối tượng nên tiến hành xét nghiệm H.pylori sớm
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường sau thì hãy tiến hành xét nghiệm HP ngay để kịp thời phát hiện sớm loại vi khuẩn này:
– Cảm thấy tình trạng đau bụng thường xuyên.
– Hay bị buồn nôn, chóng mặt và ợ hơi.
– Bị giảm cân mà không rõ được nguyên nhân.
– Khi ăn thức ăn có biểu hiện bị khó nuốt.
– Khi đi đại tiện thì thấy phân có lẫn máu.
Hiện nay số người nhiễm H.pylori khá đông và có từ 15 – 20% số người này có nguy cơ phát triển thành căn bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra cũng có thể tiến triển thành các bệnh lý khác như: viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạ dày,…
2. Các phương pháp giúp phát hiện H.pylori phổ biến hiện nay
Để tìm kiếm loại vi khuẩn H.pylori thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Vậy để thực hiện phát hiện vi khuẩn HP thì cần làm gì? Dưới đây là một số phương pháp giúp phát hiện vi khuẩn HP mà bạn có thể thực hiện:
– Tiến hành nội soi dạ dày.
– Tiến hành làm sinh thiết và mô bệnh học.
– Tiến hành test vi khuẩn H.pylori qua hơi thở.
– Hiện nay, còn một phương pháp nữa chính là cấy vi trùng cũng đã được sử dụng.
Ngoài ra, bạn còn được thực hiện bổ sung thêm bước xét nghiệm phát hiện kháng thể HP (IgG và IgM) có trong máu.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp test hơi thở để kiểm tra xem có sự xuất hiện của vi khuẩn H.pylori hay không. Đặc biệt có 2 dạng test hơi thở đó là:
– Bệnh nhân thổi vào thiết bị có hình giống với quả bóng.
– Bệnh nhân thổi vào chiếc thẻ có hình như chiếc thẻ rút tiền.
Sau đó, hơi thở của bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra và đánh giá cụ thể. Dựa trên các số liệu phân tích sau khi test, bác sĩ sẽ đánh giá xem bạn có bị dương tính với vi khuẩn h.pylori hay không.
Ngoài ra, một phương pháp phổ biến nữa mà mọi người thường hay dùng chính là nội soi dạ dày. Với cách này, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera luồn vào dạ dày, đi qua ống thực quản và xác định vị trí vết loét. Sau đó sẽ lấy sinh thiết ở khu vực gần vị trí tổn thương ra ngoài để làm xét nghiệm. Từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được sơ bộ rằng bạn có nhiễm vi khuẩn H.pylori hay không để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Muốn biết chính xác mình nên thực hiện phương pháp nào, bạn hãy đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn một cách cụ thể nhất.
3. Biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP
Để có thể ngăn ngừa việc bị nhiễm vi khuẩn HP, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:
– Hạn chế tối đa việc dùng chung đồ dùng trong gia đình như: Bát, đũa, thìa…
– Không nhá, bón, mớm thức ăn khi cho trẻ ăn.
– Không hôn môi của trẻ.
– Để các vật nuôi như chó, mèo cách xa nơi ở và hạn chế tiếp xúc với chúng vì đây cũng có thể là nguồn gây bệnh.
– Hạn chế ăn đồ ăn chưa chính, đồ tái sống.
Đồng thời, bạn đừng quên tiến hành thực hiện xét nghiệm H.pylori cũng như các phương pháp thăm khám khác để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, hãy lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để đảm bảo kết quả chính xác – hiệu quả.