Xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Ngày nay, viêm đường tiết niệu không còn là căn bệnh lạ lẫm với nhiều người. Khi có dấu hiệu viêm đường tiết niệu bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và xét nghiệm càng sớm càng tốt để biết chính xác mình có mắc bệnh không và có phương hướng điều trị thích hợp. Vậy xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu, chúng ta cần tìm hiểu!

Xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bạn cần đến bác sĩ để khám và xét nghiệm

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xả ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Viêm tiết niệu là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, không kể người già, trẻ nhỏ, nam hay nữ, tuy nhiên nữ thường mắc chứng bệnh này nhiều hơn.

Xét nghiệm gì để biết viêm đường tiết niệu?

Khi đến xét nghiệm viêm đường tiết niệu, bạn có thể xét nghiệm một trong những xét nghiệm sau:

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tích mẫu nước tiểu để tìm kiếm tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và vi khuẩn nếu có.

Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Khi bắt đầu đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu, sau đó tiểu vào ống nghiệm vô trùng để gửi xuống phòng xét nghiệm. Nước tiểu mang đi xét nghiệm yêu cầu phải sạch, tươi!

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay

Xét nghiệm viêm đường tiết niệu bằng cách xét nghiệm nước tiểu là phương pháp phổ biến nhất hiện nay

Cấy nước tiểu

Đây là một xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để tìm ra vi khuẩn hoặc vi trùng trong một mẫu nước tiểu. Xét nghiệm này để xác định loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu và loại thuốc điều trị phù hợp nhất.

Với những trường hợp nghi ngờ viêm đường tiết niệu, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Thông thường một tác nhân tương phản  (hay gọi là thuốc nhuộm), được đưa vào cơ thể qua đường ống, tiêm tĩnh mạch… trước khi tiến hành chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ.

Nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang là phương pháp được xem trong bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và niệu đạo (ống dẫn tiểu) nhằm kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và tình trạng bệnh lý tại các bộ phận này.

Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bằng cách dùng một ống sợi quang linh hoạt có gắn đèn để nhìn vào niệu đạo và bàng quang.

Phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Để phóng tránh viêm đường tiết niệu, bạn cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

Để tránh viêm đường tiết niệu bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày

Để tránh viêm đường tiết niệu bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày

  • Vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm, giữ gìn nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
  • Sau khi quan hệ nên đi tiểu để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để đào thải chất độc ra ngoài.
  • Không nên nhịn tiểu, vì nhịn nước tiểu sẽ bị ngưng đọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là vitamin C, vitamin C có tắc dụng ngăn ngừa viêm bàng quang hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Để biết thêm thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu và cần thăm khám, các bạn có thể tới trực tiếp hoặc liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92.

Tin liên quan

  • Xét nghiệm trước khi sinh gồm những gì
  • Xét nghiệm vô sinh nữ bao nhiêu tiền
  • xét nghiệm Double test-Quy trình, Kết quả -âm tính-dương tính

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital