Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm
Nhiều người nghi ngờ thận của mình hoạt động kém và muốn thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, tuy nhiên lại không biết xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Khi nào thì cần làm xét nghiệm đánh giá chức năng của thận? Bài viết sau đây, sẽ chỉ ra các trường hợp bạn nên tiến hành xét nghiệm kiểm tra chức năng của thận, và những loại xét nghiệm cần thiết để đánh giá chức năng thận.

Khi nào thì cần thực hiện xét nghiệm chức năng thận?

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Xét nghiệm chức năng thận được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ thận hoạt động kém như

  • Tiểu nhiều lần
  • Tiểu ít, tiểu buốt
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu có màu sẫm hoặc chứa nhiều cặn

Kèm theo các biểu hiện như: đau nhói ở khu vực thận, đau lưng, mệt mỏi, xanh xao, mất ngủ, có thể sốt,… Ngoài ra các xét nghiệm đánh giá chức năng thận cũng được thực hiện trong các trường hợp tầm soát và chủ động kiểm tra sức khỏe của thận như:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, nhằm đánh giá tình hình sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng.
  • Tiền căn gia đình có người mắc phải các bệnh lý di truyền về thận hoặc có người bị suy thận.
  • Người mắc các bệnh lý viêm đường tiết niệu, hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài,…

Xét nghiệm chức năng thận gồm những gì?

Để đánh giá chức năng thận một cách chính xác nhất, chúng ta cần thực hiện sinh thiết thận. Tuy nhiên, việc tiến hành sinh thiết là một việc làm không hề đơn giản, và các bác sĩ cần cân nhắc thật kỹ trước khi sinh thiết vì sinh thiết có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy việc căn cứ vào các xét nghiệm đánh giá chức năng thận dưới đây, sẽ là căn cứ để chẩn đoán các bệnh lý về thận. Tuy nhiên, các xét nghiệm này chỉ đánh giá tương đối chức năng thận. Vì vậy cần phải thực hiện kết hợp nhiều xét nghiệm khác nhau, và điều này sẽ phụ thuộc vào sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa của bạn.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận gồm:

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm ure máu

Ure là sản phẩm thoái hóa của protein, được lọc qua cầu thận và đào thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận và theo dõi các căn bệnh về thận.

Chỉ số chức năng thận bình thường nếu giá trị ure máu dao động trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Ure tăng trong trường hợp viêm cầu thận, viêm ống thận, sỏi thận, suy thận, sỏi niệu quản, mất nước do sốt cao, tiêu chảy, suy tim sung huyết,…

Ure giảm khi người bệnh ăn ít protein, suy giảm chức năng gan, truyền nhiều dịch,…

Xét nghiệm Creatinin huyết thanh

xét nghiệm chức năng thận

Creatinin là sản phẩm của sự thoái hóa creatin trong các cơ, được đào thải qua thận. Chỉ số creatinin trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận.

Creatinin bình thường đối với nam giới là 0.6 -1.2 mg/dl và nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl.

Nếu Creatinin tăng cao, có thể bạn đang bị rối loạn chức năng thận và có thể phải đối mặt với bệnh lý suy thận.

Điện giải đồ

Sự rối loạn chức năng thận gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể. Việc thực hiện xét điện giải đồ nhằm đánh giá các chỉ số như Sodium (Natri), Potasimum (Kali), Canxi máu. Từ đố giúp đanh giá chức năng thận.

Rối loạn cân bằng kiềm toan

Việc đo nồng độ pH trong máu cho phép bác sĩ đánh giá tình trạng hoạt động của các men tế bào, yếu tốt đông máu, acid hình thành trong quá trình chuyển hóa cơ thể gây tình trạng toan hóa máu do thận bị yếu gây ra.

Acid uric máu

Đây là xét nghiệm được sử đụng để chẩn đoán các bệnh lý như bệnh gout, bệnh thận, … Nồng độ acid uric trong máu ở mức bình thường là: 180 – 420 mmol/l (nam), 150 – 360 mmol/l (nữ).

Nồng độ acid uric trong máu tăng ở những người mắc bệnh suy thận, bệnh gout, bệnh vẩy nến, …

Albumin huyết thanh

chỉ số albumin huyết thanh là 35 – 50g/L, chiếm 50 – 60% protein toàn phần. Albumin giảm mạnh ở những người mắc bệnh lý cầu thận cấp như viêm cầu thận cấp.

Protein toàn phần huyết tương

Đây là chỉ số phản ánh chức năng lọc của cầu thận. Chỉ số protein trong máu bình thường ở mức 60 – 80 g/L. Protein toàn phần trong máu ở những người mắc bệnh lý về thận do màng lọc cầu thận bị tổn thương gây ra.

Xét nghiệm nước tiểu

Tổng phân tích nước tiểu

xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá chức năng thận

Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá chức năng thận. (ảnh minh họa)

Người bị suy giảm chức năng thận sẽ làm giảm tỷ trọng nước tiểu (tỷ trọng nước tiểu bình thường là 1,01-1,02). Trong trường hợp  nghi ngờ mắc bệnh thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm như nghiệm pháp cô đặc nước tiểu, nghiệm pháp pha loãng nước tiểu, so sánh tỷ trọng nước tiểu ngày và đêm,…

Định lượng protein nước tiểu 24 giờ

Protein trong nước tiểu bình thường là 0 – 0,2 g/24h. Nếu chỉ số này >0,2g/24h người bệnh bị nghi ngờ gặp các thương tổn ở cầu thận như viêm cầu thận do nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất, suy thận, …

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm vùng bụng sẽ giúp phát hiện tình trạng thận ứ nước do tắc nghẽn niệu quản. Nếu thận ứ nước hai bên có thể gây ra suy thận cấp hoặc suy thận mạn. Ngoài ra, siêu âm vùng bụng có thể giúp phát hiện các trường hợp bệnh lý thận đa nang bẩm sinh, di truyền, bệnh lý thận mạn tính thông qua kích thước thận.

Chụp CT scan

chụp CT scan giúp chẩn đoán chức năng thận

Chụp CT scan giúp chẩn đoán chức năng thận. (ảnh minh họa)

Đây là phương pháp thăm dò hình ảnh cho phép nhìn thấy rõ hình ảnh toàn bộ hệ tiết niệu. Được sử dụng trong trường hợp nghi ngờ suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc nghi ngờ bị sỏi thận mà kết quả siêu âm không thể hiện rõ được điều này.

Ngoài ra phương pháp chụp có tiêm thuốc cản quang bằng máy chụp cắt lớp vi tính cho phép dựng hình lại toàn bộ đường tiết niệu, có thể phát hiện được vị trí sỏi thận cứ trú và nguyên nhân gây bế tắc niệu quản làm ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Xạ hình thận bằng đồng vị phóng xạ

Đây là xét nghiệm duy nhất cho phép đánh giá chức năng thận từng bên. Phương pháp này nhìn rõ chức năng lọc của từng thận, tỷ lệ phần trăm tưới máu và tham gia chức năng của từng thận.Tuy nhiên đây là phương pháp khó thực hiện, việc thực hiện phải phụ thuộc máy móc, trình độ và kinh nghiệm bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy khi có các biểu hiện nghi ngờ thận hư, thận yếu hay suy giảm chức năng thận, bạn cần đến gặp ngya bác sĩ chuyên khoa Thận – Tiết niệu để được thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp can thiệp hiệu quả  kịp thời như điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về xét nghiệm chức năng thận gồm những gì? Hay muốn đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital