Võng mạc mắt là một bộ phận quan trọng, góp phần vào việc giúp mắt có thể nhìn rõ mọi vật ở phía trước. Nếu không được chăm sóc đúng cách, võng mạc có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa. Tìm hiểu ngay!
Menu xem nhanh:
1. Võng mạc mắt là gì?
Võng mạc là màng thần kinh bên trong của đáy mắt, dày khoảng 0,4mm, có vai trò tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể khi đi vào trong mắt và hội tụ lại trên võng mạc. Thông qua phản ứng sinh – hoá học trong mắt, võng mạc sẽ chuyển ánh sáng thành tín hiệu thị lực về trung khu phân tích ở não. Nhờ đó, mọi người có thể nhìn thấy và ý thức về hình ảnh mà bản thân đang nhìn.
Võng mạc được tạo nên từ các bộ phận quan trọng của mắt là hoàng điểm và tế bào võng mạc (Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc).
– Điểm vàng (hoàng điểm): Là nơi tập trung rất nhiều tế bào thị giác, giúp mắt có thể nhận diện nội dung cũng như độ sắc nét của hình ảnh. Hố trung tâm của mắt không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải qua dưỡng chất từ lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Điểm vàng thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác, người già thường có tỷ lệ mắc thoái hóa điểm vàng cao.
– Tế bào võng mạc: Còn được gọi là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, là nơi tiếp nhận tín hiệu bà kết nối trực tiếp với tế bào thị giác. Thông qua đó, mọi người có thể nhìn và ý thức được vật ở trước mắt của bản thân.
Võng mạc được ví như một cuốn phim quay chậm, đảm nhiệm chức năng bảo vệ tế bào thị giác, nuôi dưỡng tế bào thị giác, đặc biệt là vùng hố trung tâm của điểm vàng. Khi các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác sẽ bị bong và teo đi, khi đó, chức năng cảm nhận ánh sáng chịu tác động nặng nề, gây suy giảm thị lực và các bệnh lý nguy hiểm.
2. Bệnh lý võng mạc thường gặp
– Bệnh võng mạc tiểu đường: Bệnh do biến chứng của đái tháo đường gây ra, tạo thành các tổn thương ở võng mạc mắt. Những người mắc bệnh thường thấy nhìn mờ, nhìn không rõ vật ở trước mắt.
– Bệnh bong võng mạc: Tình trạng mô võng mạc bị bong khỏi đáy mắt. do chấn thương nhãn cầu đáy mắt. Bệnh có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn nếu sau 24-72 giờ không được phát hiện và xử trí đúng cách.
– Thoái hóa võng mạc: Quá trình suy thoái, lão hóa tế bào võng mạc mắt do nhiều nguyên nhân. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở người lớn tuổi hoặc người có các bệnh lý về mắt.
– Võng mạc tăng huyết áp: Ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp khiến lượng máu chảy tới võng mạc giảm đi, gây phù nề võng mạc. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn tới tổn thương mạch máu võng mạc, khiến võng mạc suy giảm chức năng và gây mù lòa.
– Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non: Võng mạc tăng sinh xảy ra ở trẻ sinh thiếu tháng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực, gây sẹo võng mạc.
– Ung thư võng mạc: U ác tính ở võng mạc, phá hủy chức năng thị giác và có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thường là trẻ em do đột biến gen gây ra.
Các bệnh lý về võng mạc mắt kể trên đều nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thị lực. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ dẫn tới mù lòa ở người bệnh là khá cao, đặc biệt khi không được phát hiện và điều trị sớm. Do vậy, người bệnh cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc mắt đúng cách.
3. Chăm sóc mắt ngừa bệnh võng mạc
Tùy thuộc vào tình trạng và bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị với các phương án phù hợp. Hiện nay, điều trị các bệnh võng mạc mắt có thể áp dụng phương pháp nội khoa đó là sử dụng thuốc và ngoại khoa là phẫu thuật. Tuy vậy, điều trị không thể hồi phục 100% sức khỏe thị lực và có thể tiềm ẩn nhiều di chứng. Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ mắt chính là xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa mắc các bệnh lý võng mạc kể trên.
Theo các bác sĩ nhãn khoa, mọi người cần có một lối sống lành mạnh và cách chăm sóc mắt khoa học như sau:
– Không sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu, nên có thời gian ngủ sau khoảng 45 phút làm việc. Ngồi đúng tư thể, để màn hình máy tính khoảng cách vừa phải, trung tâm màn hình thấp hơn tầm mắt.
– Sử dụng nước mắt nhân tạo khi cảm thấy khô mắt, dùng dưỡng mắt hoặc các dung dịch nhỏ mắt khi có chỉ định của bác sĩ.
– Đeo kính bảo vệ, kính râm khi ra ngoài để ngăn ngừa tác hại của tia UV và các chất bụi bẩn có hạ cho mắt.
– Bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết như vitamin A, C, E qua thực phẩm tươi xanh, lành mạnh để cải thiện sức khỏe thị lực.
– Không sử dụng rượu bia, không hút thuốc hay sử dụng các loại đồ uống, thực phẩm có hại để tránh làm ảnh hưởng tới mắt.
– Vệ sinh mắt sạch sẽ và kỹ lưỡng, massage nhẹ nhàng hằng ngày để kích thích máu tuần hoàn và lưu thông.
– Khám mắt thường xuyên hàng năm để kiểm soát thị lực và phát hiện sớm các bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm.
Nhìn chung, võng mạc mắt là cơ quan vô cùng đặc biệt, ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mọi người nên cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Mọi người cần đi khám ngay khi thấy các dấu hiệu bất bình thường ở mắt để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, thăm khám và điều trị với bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.