Viêm phế quản ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm phế quản thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên người lớn cũng không phải là đối tượng có thể tránh khỏi căn bệnh này. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi và người có sức đề kháng kém, và gia tăng vào thời điểm giao mùa. Viêm phế quản ở người lớn là bệnh như thế nào và được điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh viêm phế quản và phân loại

1.1 Viêm phế quản là gì, ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Viêm phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp dẫn khí vào phổi của bạn. Khi đường thở gồm khí quản và phế quản bị kích thích, chúng sưng lên và chứa đầy chất nhầy khiến bạn gặp những cơn ho. Cơn ho xảy ra ở người bệnh có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản.

Người bệnh sẽ cố gắng ho để tống đờm, ra bên ngoài. Do đó, khi nào vẫn còn có chất nhầy hoặc viêm trong đường thở, người bệnh sẽ tiếp tục ho.

Virus là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp tính. Khói bụi và các chất kích thích khác có thể gây viêm phế quản cấp tính và mạn tính.

Bệnh viêm phế quản ở người lớn

Cơn ho xảy ra ở người bệnh viêm phế quản có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.

1.2 Các loại viêm phế quản

Có hai loại viêm phế quản được phân chia như sau:

– Viêm phế quản cấp tính: Bệnh thường do nhiễm virus, kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể và tự khỏi sau vài tuần. Bệnh có biểu hiện tương tự như nhiễm virus cảm lạnh, cúm và có thể xuất phát từ cùng một loại virus gây bệnh. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính như:

+ Ho có kèm theo hoặc không có chất nhầy

+ Khó chịu ở ngực hoặc đau tức ngực

+ Sốt

+ Đau đầu nhẹ và cơ thể đau nhức nhẹ

+ Hụt hơi

+ Mũi và xoang bị tắc

– Viêm phế quản mạn tính: Dạng bệnh này nghiêm trọng hơn và thường xuyên quay lại và không biến mất/ tái đi tái lại. Bệnh ở dạng mạn tính có các triệu chứng tương tự như viêm phế quản cấp tính. Bạn được xác định mắc viêm phế quản mạn tính nếu bạn có triệu chứng ho với chất nhầy hầu hết các ngày trong tháng trong khoảng 3 tháng của một năm. Và tình trạng này diễn ra ít nhất trong khoảng 2 năm.

Nếu mắc viêm phế quản mạn tính, người bệnh có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

2. Viêm phế quản ở người lớn thường xảy ra với những đối tượng cụ thể nào?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phế quản, tuy nhiên bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu:

– Hút thuốc lá hoặc ở gần người hút thuốc lá, hít khói thuốc lá.

– Bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, các tình trạng hô hấp khác.

– Bị trào ngược axit dạ dày thực quản.

– Có rối loạn tự miễn dịch hoặc bệnh lý khác gây viêm.

– Sống, làm việc xung quanh môi trường ô nhiễm, các chất gây ô nhiễm không khí như khói bụi, hóa chất…

3. Nguyên nhân khiến người lớn bị viêm phế quản

Hầu hết nguyên nhân gây viêm phế quản là do virus. Tuy nhiên bất cứ yếu tố nào gây kích ứng đường thở của bạn đều có thể dẫn đến bệnh. Những nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng gây viêm phế quản bao gồm:

– Virus – Nguyên nhân chính chiếm 95% các trường hợp viêm phế quản: Virus gây viêm phế quản ở người lớn bao gồm virus cúm, virus hợp bào hô hấp, adenovirus, rhinovirus, and coronavirus.

– Vi khuẩn: Vi khuẩn Bordetella pertussis gây ho gà, vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây viêm phổi, Vi khuẩn chlamydia pneumoniae.

– Không khí ô nhiễm, tiếp xúc với chất kích thích trong công việc

– Khói thuốc lá.

Nguyên nhân khiến người lớn bị viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây ra hầu hết các trường hợp viêm phế quản là do virus

4. Khi nào bạn cần đi thăm khám và điều trị kịp thời?

Người bị viêm phế quản có thể hồi phục tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, dùng thuốc chống viêm theo chỉ định và uống nhiều nước.

Tuy nhiên, một số người cần đi thăm khám kịp thời nếu có những biểu hiện sau đây:

– Ho kéo dài hơn 3 tuần

– Sốt kéo dài 3 ngày hoặc kéo dài hơn

– Có máu trong chất nhầy khi có cơn ho

– Thở nhanh, đau ngực hoặc có cả hai triệu chứng trên

– Khó thở, thở khò khè

– Các triệu chứng tái phát hoặc trầm trọng hơn

– Bất kỳ ai có bệnh về phổi hoặc tim nên đi thăm khám bác sĩ nếu người bệnh có các triệu chứng viêm phế quản.

Viêm phế quản ở người lớn: Nguyên nhân, cách điều trị

Thăm khám kịp thời với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh để có biện pháp điều trị và kiểm soát hiệu quả

5. Viêm phế quản được điều trị như thế nào ở người lớn

5.1 Điều trị viêm phế quản cấp tính ở người lớn

Viêm phế quản cấp tính thường không được điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể cải thiện bệnh và các triệu chứng bằng các phương pháp tự nhiên, đơn giản như:

– Dùng mật ong pha trà hoặc mật ong uống cùng nước nóng để giảm triệu chứng ho.

– Sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp làm lỏng chất nhầy, cải thiện luồng không khí và giảm thở khò khè.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục để tăng cường cơ ngực giúp thở dễ dàng hơn.

– Uống nhiều nước, nên uống 8 đến 12 ly nước mỗi ngày để làm loãng chất nhầy và giúp bạn ho dễ dàng hơn.

– Loại bỏ các chất kích thích phổi chẳng hạn như không hút thuốc lá.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng hoặc nguyên nhân cơ bản, bao gồm: thuốc kháng virus, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho…

5.2 Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người lớn

Đối với điều trị viêm phế quản mạn tính ở người lớn thì quá trình điều trị nhắm vào điều trị các triệu chứng, bởi bệnh không thể khỏi hoàn toàn.

– Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản để mở rộng đường thở.

– sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy giúp người bệnh ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.

– Liệu pháp oxy để người bệnh có thể thở tốt hơn.

– Thực hiện phục hồi phổi bằng bài tập thể dục.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm phế quản xảy ra ở người lớn. Điều quan trọng để phòng tránh mắc viêm phế quản cấp tính và tái đi tái lại hình thành bệnh mạn tính, mọi người nên chủ động phòng ngừa bằng cách tránh xa khói thuốc lá, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tiếp xúc với những tác nhân gây khó chịu cho phổi, và viêm vắc-xin cúm định kỳ hàng năm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital