Kết quả thống kê cho thấy, viêm khớp dạng thấp đang ảnh hưởng đến 1% dân số thế giới. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 3 lần và phổ biến hơn ở tuổi trung niên. Viêm khớp dạng thấp điều trị như thế nào, thông tin sẽ được giải đáp ở bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa của viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp, còn được gọi là Rheumatoid Arthritis – RA), là một bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính gây ra tổn thương ở màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến hơn ở nữ so với nam, thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên và có các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.
Hệ thống miễn dịch, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn và virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể, dẫn đến bệnh tự miễn này. Hậu quả là viêm bao hoạt dịch, gây ra triệu chứng:
– Sưng đau
– Nóng, đỏ ở các khớp
Người bệnh có nguy cơ bị tàn phế và tổn thương mạch máu, tim, phổi, da, mắt và nhiều cơ quan khác.
Bệnh này thường ảnh hưởng đến các khớp đối xứng của cơ thể, chẳng hạn như:
– Hai tay
– Hai cổ tay
– Hai đầu gối
Đây là điểm để phân biệt bệnh viêm khớp RA khác biệt với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp thì được xem là viêm đa khớp dạng thấp.
2. Thông tin các giai đoạn viêm khớp dạng thấp
Cơ thể của người bị RA sẽ thay đổi khi bệnh tiến triển. Bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận một số thay đổi, nhưng những thay đổi khác không có sự khác biệt lớn. Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau cho mỗi giai đoạn.
2.1. Giai đoạn 1
Người bệnh bắt đầu với cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Ngoài ra là tình trạng viêm bên trong khớp, làm sưng các mô khớp. Mặc dù xương không bị tổn thương, nhưng màng hoạt dịch của khớp vẫn bị tổn thương..
2.2. Giai đoạn thứ hai
Ở thời điểm này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có khả năng gây hại cho sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh có thể cảm thấy đau và hạn chế vận động.
2.3. Giai đoạn 3
Khi viêm khớp dạng thấp ở người lớn tiến triển đến giai đoạn ba, bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tại thời điểm này, tổn thương lan đến cả xương và sụn. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, gây đau và sưng. Một số người bị yếu cơ và không thể vận động nữa. Đó là kết quả của việc xương bị tổn thương hoặc biến dạng.
2.4. Giai đoạn 4
Bệnh nhân bị đau, sưng, cứng và mất khả năng vận động sau khi các khớp ngừng hoạt động hoàn toàn. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng, dẫn đến chứng dính khớp.
3. Chuyên gia gợi ý viêm khớp dạng thấp điều trị an toàn, ngăn biến chứng
Viêm khớp dạng thấp điều trị chủ yếu bằng các phương pháp sau:
3.1. Tìm hiểu viêm khớp dạng thấp điều trị triệu chứng
Mục tiêu điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp gồm:
– Giảm đau
– Giảm viêm
– Giảm khả năng vận động
Những triệu chứng này có thể cải thiện bằng các cách sau đây:
– Thuốc kháng viêm không steroid
Đầu tiên và quan trọng nhất là thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX 2, thuốc có ít tương tác và có thể sử dụng trong nhiều ngày. Tuy nhiên, nếu không đáp ứng hoặc không thể sử dụng, có thể thay thế bằng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc, nhưng cần theo dõi bệnh để tránh tác dụng phụ.
– Điều trị bằng Corticoids
Thông thường, thuốc này được chỉ định dùng ngắn hạn trong các đợt viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính hoặc để giảm triệu chứng trong khi chờ các loại thuốc khác. Sử dụng hàm lượng corticosteroid thích hợp cho thể bệnh nặng hoặc trung bình, nhưng không thể dùng liều cao trong thời gian dài. Vì vậy đây không được chọn là phương pháp điều trị lâu dài.
3.2. Thông tin viêm khớp dạng thấp điều trị bằng thuốc
Bệnh nhân phải dùng thuốc chống thấp để ngăn chặn tiến triển bệnh nếu các thuốc điều trị trên cải thiện triệu chứng. Thuốc này có thể làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh khi được sử dụng phù hợp, cho phép điều trị hiệu quả và lâu dài.
DMARDs, có hàm lượng thấp hoặc cao tùy theo đáp ứng của người bệnh, là các loại thuốc chống thấp phổ biến nhất. Đối với các loại viêm khớp thấp nặng, cần kết hợp DMARD sinh học cùng với các DMARD truyền thống.
Một số bệnh nhân có thể không đáp ứng điều trị tốt với DMARDs sinh học đời đầu, sau khi sử dụng 3-6 tháng có thể đánh giá thay đổi loại.
3.3. Điều trị kết hợp
Bệnh nhân mắc bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp cần điều trị phối hợp vận động, ngoài việc sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và tiến triển bệnh, bao gồm:
Vận động mục đích ngăn chặn co rút gân, teo cơ hoặc dính khớp
Co rút gân có thể xảy ra khi viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tại thời điểm này, bệnh nhân cần cho khớp nghỉ ngơi nhiều hơn. Tư thế cơ năng, động tại khớp là tư thế phù hợp. Ngoài ra, ngay khi triệu chứng của bệnh giảm đi, bạn phải tập vận động để ngăn ngừa co rút gân, dính khớp và teo cơ. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn không tập quá sức, nên lựa chọn động tác phù hợp.
Trị liệu vật lý hồi phục chức năng
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể thấy vận động khớp và triệu chứng của họ được cải thiện với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
Phẫu thuật chỉnh hình
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp nhân tạo hoặc cắt xương sửa trục để cải thiện viêm khớp dạng thấp nếu có dị tật hoặc biến dạng.
Sản phẩm cải thiện vận động khớp
Hiện có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng có thể giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp vận động khớp tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
Hy vọng thông tin sau đây sẽ hữu ích với bạn về bệnh viêm khớp dạng thấp mà TCI đã chia sẻ. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế có uy tín có chuyên gia cơ xương khớp để được khám và điều trị ngay lập tức nếu đau nhức và khả năng vận động suy giảm sau ba ngày.