Viêm gout cấp tính là dạng viêm khớp do sự tích tụ lượng acid uric trong máu tại các khớp. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không điều trị tích cực. Do đó việc nâng cao kiến thức về bệnh để dự phòng từ sớm là điều cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Viêm gout cấp tính là gì?
Gout là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể, làm tăng lượng axit uric trong máu từ đó hình thành tinh thể urat lắng đọng ở các khớp, thường ở khớp ngón chân cái.
Viêm gout cấp là giai đoạn giữa của bệnh gout, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành giai đoạn mạn tính với nhiều biến chứng nguy hại. Các cơn đau do gout cấp gây nên thường được kích thích bởi một số yếu tố sau đây:
– Uống nhiều rượu bia
– Ăn nhiều hải sản, thịt đỏ trong thời gian dài
2. Triệu chứng điển hình của gout cấp tính là gì?
Ở giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường và chưa xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Khi bệnh biến chuyển sang giai đoạn cấp tính sẽ xuất hiện một số triệu chứng là:
– Phần lớn người bệnh đau ở ngón chân cái, xuất hiện khi người bệnh ăn quá nhiều protid, uống rượu bia với lượng lớn, nhiễm lạnh hoặc vận động quá sức, …
– Thi thoảng xuất hiện cảm giác ớn lạnh, kèm theo sốt nhẹ, yếu sức.
– Ăn không ngon, kén ăn
– Các cơn đau khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt, cơn đau nặng hơn về đêm làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
– Xuất hiện triệu chứng sưng viêm, đỏ da kèm theo cảm giác nóng rát ở xung quanh khớp xương. Khi chạm vào các vị trí đó thì cảm thấy đau nhức. Một số trường hợp xuất hiện cảm giác tê, ngứa, dị cảm hoặc cứng khớp ở ngón chân cái hoặc tại khớp bị viêm.
– Hầu hết cơn đau xuất hiện đột ngột. Một số dữ liệu cho thấy khoảng 60% người bệnh phải chịu cơn đau gout cấp tính trong khoảng từ 1 đến 3 năm. Số ít trường hợp chỉ cảm thấy đau một vài lần rồi biến mất, sau đó chuyển biến sang giai đoạn tiếp theo.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gout cấp tính
3.1. Các phương pháp chẩn đoán viêm gout cấp tính
Chẩn đoán viêm gout cấp sẽ thông qua xét nghiệm gout hoặc chẩn đoán hình ảnh. Tùy vào tình trạng đau và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp.
Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ khám tổng quát để đánh giá toàn diện sức khỏe, thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Quy trình này với mục đích loại trừ các nguyên nhân gây đau khớp khác bao gồm các loại viêm khớp, nhiễm trùng, chấn thương, …
Bệnh gout cấp thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm dịch khớp. Bác sĩ sẽ rút chất nhờn tại vị trí đau khớp và tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể acid uric.
Bên cạnh đó, một số phương pháp được áp dụng trong chẩn đoán bệnh gout cấp tính là:
– Xét nghiệm máu: mục đích kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, các chỉ số viêm cấp tính như máu lắng, CRP.
– Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh bao gồm: chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Mục đích là để giúp bác sĩ hình dung vị trí và tình trạng tinh thể acid uric trong khớp.
3.2. Phương pháp điều trị viêm gout cấp tính
Viêm gout cấp được điều trị với 3 mục tiêu cơ bản là:
– Giảm thiểu triệu chứng và hạn chế cơn đau do gout
– Chấm dứt cơn gout cấp tính bùng phát sau này
– Loại bỏ sự lắng đọng của tinh thể urat từ acid uric dư thừa
Một số trường hợp, bệnh nhân cần điều trị kết hợp huyết áp cao, tăng lipid máu, béo phì để kết quả điều trị bệnh khả quan.
Hiện nay, bệnh gout cấp tính thường được điều trị nội khoa bằng đường uống. Để duy trì lượng acid uric trong máu, bên cạnh uống thuốc người bệnh cần ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và thăm khám định kỳ. Phác đồ điều trị dựa trên triệu chứng lâm sàng của mỗi bệnh nhân và áp dụng các phương pháp sau đây:
– Sử dụng thuốc chống viêm
– Sử dụng Colchicin
– Chườm lạnh khớp bị đau, sưng viêm
– Giảm hoặc bỏ hẳn đồ uống có cồn, rượu bia
– Ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Cần kiểm soát chặt chẽ lượng purin nạp vào cơ thể để giảm thiểu sự gia tăng của acid uric từ purin trong thực phẩm.
3.3. Bệnh gout cấp có chữa khỏi được không?
Nhìn chung, bệnh gout chưa thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, ngăn chặn tối đa cơn đau do gout tái phát bằng cách tuân thủ phác đồ điều trị.
Mặc dù bệnh chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu song người bệnh không cần quá lo lắng. Hiện nay, bệnh viêm gout cấp có thể được kiểm soát và hạn chế các đợt gout bùng phát bằng cách duy trì lượng acid uric ở nồng độ cho phép. Điều này đòi hỏi người bệnh cần xây dựng, duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
4. Cách để phòng ngừa bệnh gout cấp tính
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc phòng ngừa bệnh gout. Tiếp đến là lối sống khoa học. Do đó để kiểm soát nồng độ acid uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat và phòng ngừa gout, người bệnh cần lưu ý về thực đơn ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt của mình.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không theo đơn cũng cần hạn chế hết mức. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng. Nguyên nhân là vì một số loại thuốc làm tăng acid uric trong máu khiến nguy cơ bị gout tăng cao.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ việc sử dụng các thuốc hạ acid uric theo chỉ định của bác sĩ. Cần thăm khám định kỳ và đến ngay cơ sở y tế khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Các phương pháp giúp phòng ngừa bệnh gout mà bạn có thể áp dụng là:
– Hạn chế nhất có thể đồ uống có cồn, bia rượu
– Ăn với liều lượng phù hợp các nhóm thực vật giàu purin. Bao gồm động vật có vỏ, thịt đỏ, nội tạng động vật
– Hạn chế hút thuốc hoặc tránh xa khói thuốc
– Tập thể dục, vận động đều đặn, hạn chế ngồi lâu một chỗ trong ngày
– Uống đủ nước
– Luôn uống thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa