Viêm gan ở trẻ em thường gặp nhất là viêm gan A hay còn gọi là viêm gan nhiễm trùng. Đây là bệnh do virus HAV gây nên. HAV có nhiều trong phân của người bị nhiễm bệnh, lây chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin về nguyên nhân và triệu chứng viêm gan ở trẻ em
1.1. Nguyên nhân gây viêm gan ở trẻ em
Viêm gan là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, chỉ tình trạng tổn thương ở gan. Các nguyên nhân gây viêm gan thường là:
– Gan nhiễm vi trùng hoặc nhiễm virus
– Gan bị tổn thương bởi độc tố
– Gan bị tổn thương bởi sự ngừng hoạt động của cơ quan tạo máu
– Gan bị tấn công bởi hệ miễn dịch của cơ thể thông qua sự rối loạn miễn dịch
– Có tiền sử chấn thương bụng vùng gan
Viêm gan thường có nguyên nhân 1 trong 3 loại virus:
– Virus viêm gan A (HAV)
– Virus viêm gan B (HBV)
– Virus viêm gan C (HCV)
Hiếm gặp hơn, Epstein Barr Virus cũng có thể gây viêm gan. Virus khác và vi khuẩn cũng gây viêm gan như viêm gan D (HDV), viêm gan E (HEV), virus gây bệnh thuỷ đậu và virus hợp bào (CMV).
còn gọi là viêm gan nhiễm trùng. Đây là bệnh do virus HAV gây nên. HAV có nhiều trong phân của người bị nhiễm bệnh, lây chủ yếu qua đường tiêu hóa.
Theo các bác sĩ, đặc trưng của viêm gan A chỉ gây bệnh cấp tính và không trở thành bệnh gan mạn tính. Viêm gan A có thể là một nhiễm trùng nhẹ nên người bệnh thường có tâm lý chủ quan với bệnh. Tuy nhiên, viêm gan A có thể gây bệnh kéo dài tới 6 tháng.
Theo những con số thống kê của WHO, thời gian gần đây có nhiều trường hợp trẻ bị viêm gan không rõ nguyên nhân. Những biểu hiện của trẻ có thể là nôn mửa, tiêu chảy, chỉ số men gan tăng cao đột biến nhưng không có triệu chứng sốt.
Các chuyên gia y tế trên thế giới cho rằng, ngoài những virus viêm gan thông thường mà công chúng đã biết đến lâu nay, còn có những loại virus gây viêm gan khác. Nhiều nhà khoa học đã có những kết quả xét nghiệm ban đầu nhằm loại trừ những loại viêm gan khác như viêm gan A, B, C, D, E, cũng như nhiều nguyên nhân khác đã biết của bệnh viêm gan cấp. Có nhiều nghi vấn được đặt ra cho một chủng virus mới.
Tại một số nước trên thế giới, xuất hiện nhiều trường hợp viêm gan ở trẻ em mà không xác định được nguyên nhân do virus loại gì gây ra.
Cho dù nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan ở trẻ là gì thì khi nhận thấy những dấu hiệu như trẻ bị vàng da, nước tiểu có màu sẫm, trẻ bị sốt hoặc có một số các dấu hiệu khác như nôn, buồn nôn, chán ăn hay mệt mỏi, đau bụng và quấy khóc nhiều thi cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra các chỉ số và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
1.2. Triệu chứng viêm gan ở trẻ em
Trẻ con bị viêm gan siêu vi A thường có triệu chứng nhẹ hay không có triệu chứng. Viêm gan trong giai đoạn sớm có thể gây ra những triệu chứng giả cúm, bao gồm: – Mệt mỏi – Sốt – Đau cơ – Chán ăn – Buồn nôn – Nôn – Tiêu chảy – Vàng da… Một số người bị viêm gan có thể không có triệu chứng gì cả và thậm chí có thể không biết mình bị nhiễm. Chẳng hạn, nếu viêm gan tiến triển, những triệu chứng của nó bắt đầu chỉ ra nguồn gốc của bệnh là ở gan.
Viêm gan là tình trạng gan bị tấn công bởi virus và bị viêm nhiễm, có thể gây hủy hoại tế bào gan. Ở mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, đôi khi cũng có trẻ không có biểu hiện gì.
Những biểu hiện của căn bệnh viêm gan dạng cấp tính có thể nhận thấy như: vàng da, củng mạc mắt bị vàng, trẻ bị sốt, nôn ói, ăn không ngon nên bỏ ăn chán ăn, dạ dày đau hoặc đầy bụng khó chịu, có thể xuất hiện tiêu chảy hoặc một số dấu hiệu giống bệnh cúm,….
Biến chứng của bệnh viêm gan rất nguy hiểm, có thể là ung thư gan, xơ gan, suy gan, thậm chí là tử vong.
2. Lời khuyên từ các chuyên gia gan mật
Bệnh viêm gan không phải bệnh đơn giản, nhất là với đối tượng trẻ em thì cha mẹ càng phải để ý hơn nữa về tình trạng bệnh của trẻ, tránh để bệnh biến chứng có thể gây nguy hại cho tính mạng trẻ. Cần lưu ý những điều sau:
– Không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc hạ sốt. Khi gan đã bị tổn thương thì việc dùng thuốc sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chức năng của gan, khiến bệnh nặng hơn.
– Việc điều trị bệnh gan cần phải có phác đồ điều trị. Cha mẹ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định trong điều trị cho con mình.
Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cha mẹ cần phải lưu ý những điểm sau:
– Đầu tiên cần tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. Tiêm vắc xin viêm gan B ngày từ khi sinh ra. Đối với những trẻ sơ sinh có mẹ mắc viêm gan B thì ngay khi sinh ra phải được tiêm huyết thanh dự phòng bệnh theo chỉ định của bác sĩ đỡ đẻ.
– Để ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ. Cần phải cho trẻ ăn đủ chất với nhiều loại thực phẩm khác nhau, cân bằng giữa các nhóm chất như: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất
– Cần chú ý vệ sinh sạch sẽ không gian sống của trẻ để hạn chế virus vi khuẩn sinh sôi phát triển, trong đấy có virus gây ra viêm gan ở trẻ em. Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với nguồn bệnh ví dụ vào bệnh viện, sống chung, tiếp xúc gần với những người mắc bệnh gan. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ vận động nhiều để có khả năng miễn dịch tự nhiên và khỏe mạnh hơn.
Khi trẻ đã có những dấu hiệu của bệnh thì cần được thăm khám sớm và điều trị sớm để nâng cao khả năng điều trị bệnh thành công.Viêm gan ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng và tổn thương gan Theo đó, trẻ cần được khám và điều trị chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Việc điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần giúp con em mình xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, học tập, nghỉ ngơi, vận động phù hợp…