Viêm gan mạn là gì là một câu hỏi được không ít người thắc mắc do tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Viêm gan kéo dài từ 6 tháng trở lên là viêm gan mạn tính. Một số trường hợp, bệnh nhân viêm gan không điều trị kịp thời có thể dẫn tới xơ gan thậm chí ung thư gan rất nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Viêm gan mạn là gì: Định nghĩa
Viêm gan mạn là gì: Bệnh về gan có tổn thương, hoại tử hoặc viêm diễn ra trong khoảng trên 6 tháng. Bệnh thường là hậu quả của viêm gan cấp tính tái đi tái lại nhiều lần mà không được điều trị dứt điểm. Tình trạng viêm này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến hai căn nguyên nổi bật là viêm gan siêu vi và lạm dụng rượu bia.
Nhiều người không thấy có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, không rõ ràng như mệt mỏi, chán ăn. Viêm gan có thể là nguyên nhân dẫn tới xơ gan, chức năng gan suy giảm và ung thư.
2. Viêm gan mạn là gì: Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn tới bệnh gan mạn tính bao gồm:
– Viêm gan A: Đây là bệnh lý do virus viêm gan A lây nhiễm qua đường tiêu hóa. Nguồn viurs từ thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn. Hầu hết người bệnh mắc virus HAV tự phục hồi hoàn toàn. Người bệnh sẽ có được sự đáp ứng miễn dịch suốt đời. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh viêm gan A an toàn, hiệu quả.
– Viêm gan B: Có khoảng 5 – 10% người mắc viêm gan siêu vi B cấp tính chuyển thành mạn tính. Trong một vài trường hợp bệnh có thể mắc đồng thời với viêm gan virus D. Khi đó, người bệnh cảm thấy các triệu chứng nặng nề, mệt mỏi hơn. Ở trẻ sơ sinh, nguy cơ mắc bệnh gan mạn tính lên tới 90%. Do đó, việc phòng ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh và sự lây truyền từ mẹ sang con là vô cùng cần thiết.
– Viêm gan C: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm gan mạn tính. Người mắc viêm gan C có khoảng 75% khả năng tiến triển thành viêm gan mạn.
– Do lạm dụng rượu bia: Rượu bia sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan. Quá trình này làm tăng sản xuất ra các chất gây độc, phá hủy gan. Nếu người bệnh sử dụng rượu bia vượt quá hàm lượng cho phép thì tình trạng này càng diễn ra kéo dài. Hậu quả dẫn đến gan không thể tự phục hồi và giảm. mất chức năng.
3. Triệu chứng của bệnh gan mạn tính
Trong tổng số người mắc viêm gan mạn có tới 2/3 số người không biểu hiện triệu chứng. 1/3 số người còn lại phát hiện bệnh sau khi đã điều trị viêm gan do virus cấp. Tuy nhiên, những loại virus này không được tiêu diệt hoàn toàn, vẫn còn nguy cơ tái phát.
Các triệu chứng thường gặp như: chán ăn, mệt mỏi, khó chịu. Thỉnh thoảng người bệnh còn cảm thấy sốt, đau tức vùng bụng trên. Thông thường các triệu chứng đầu tiên của viêm gan mạn tính có thể là phình lá lách, đỏ lòng bàn tay, tích tụ dịch trong ổ bụng.
Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý gan là bệnh não – gan, rối loạn quá trình đông máu. Chức năng não suy giảm nguyên nhân bởi các chất độc tích tụ trong máu được vận chuyển tới não. Bình thường gan sẽ tiến hành lọc và loại bỏ các chất độc ra khỏi máu nhưng khi gan bị hư hỏng thì chức năng này bị suy giảm.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu như vàng da, mẩn ngứa, phân có mùi hôi và có màu sáng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do quá trình lưu thông của mật ra khỏi gan bị ngăn lại.
4. Chẩn đoán và điều trị viêm gan mạn tính
4.1. Viêm gan mạn là gì: Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm công thức máu để kiểm tra sự tồn tại của các kháng thể. Thông thường các chỉ số khác cũng được kiểm soát như: Men gan (ALT, AST), cholesterol, bilirubin,…
– Chẩn đoán xác đinh viêm gan virus B mạn tính: Xét nghiệm HBsAg (+) trên 6 tháng hoặc HBsAg (+) và anti HBc IgG (+).
– Chẩn đoán viêm gan C mạn tính: Thời gian nhiễm virus HCV trên 6 tháng, Anti HCV (+) và HCV RNA (+).
Trong một số trường hợp, người bênh có thể được chỉ định sinh thiết gan để xác định cụ thể mức độ tổn thương gan.
4.2. Viêm gan mạn là gì: Điều trị
Việc điều trị viêm gan phụ thuộc vào loại virus và giai đoạn bệnh. Hiện nay đã có phương pháp cụ thể về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh viêm gan C, B. Bạn cần sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ khi có dấu hiệu hoặc xác định đã nhiễm bệnh.
4. Phòng ngừa bệnh bệnh gan mạn tính
Bạn có thể kiểm soát bệnh của mình nếu tuân thủ một số phương pháp phòng ngừa sau:
4.1. Nghỉ ngơi đúng cách
Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh cần thực hiện ngủ đủ giấc và đúng giờ. Trường hợp bệnh nhân đang được chăm sóc tại cơ sở y tế cần tuyệt đối nghỉ ngơi. Tránh vận động quá sức gây mệt mỏi, lo âu.
4.2. Không nên lạm dụng rượu bia
Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc là được chỉ định trong hầu hết các trường hợp bị bệnh. Uống rượu bia nhiều có thể gây xơ gan rượu, làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh.
4.3. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một trong những cách giúp bệnh tình thuyên giảm hay ít nhất là không làm bệnh nặng thêm đó là điều chỉnh chế độ ăn. Người bệnh cần:
– Nạp vào cơ thể thực phẩm rõ nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm.
– Ăn nhiều rau xanh, củ quả, ngũ cốc,… để gan giảm gánh nặng.
– Bổ sung các thức ăn giàu vitamin A, C, B1, B6,… và các loại khoáng chất.
– Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, mỡ động vật.
4.4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của gan. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư gan.
Viêm gan mạn là bệnh lý thường gặp, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc nắm rõ những kiến thức về bệnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh, chủ động tiêm phòng vacxin viêm gan cũng là cách hữu hiệu giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng những thông trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Viêm gan mạn là gì“. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.