Viêm đại tràng cấp: Cách điều trị hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm đại tràng cấp tính là tình trạng bệnh gây rối loạn chức năng tiêu hóa nhất thời. Đối phó với căn bệnh này không khó, tuy nhiên việc chủ quan không điều trị tận gốc có thể khiến bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm.

1. Thông tin chung về viêm đại tràng cấp

Đại tràng (hay ruột già) là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa. Tại đây, thực hiện chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, chất điện giải, vitamin, nước từ thức ăn đã tiêu hóa, đồng thời tiết dịch và tạo phân thải ra ngoài. Cũng vì lý do này, đại tràng cũng là bộ phận dễ phát sinh nhiều loại bệnh do có môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, sinh sôi.

Đoạn đại tràng bị viêm cấp tính

Đoạn đại tràng bị viêm cấp tính

Viêm đại tràng là bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến các tổn thương đại tràng. Trong trường hợp bệnh nhẹ, lớp niêm mạc đại tràng sẽ bị viêm xung huyết. Với trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện tình trạng viêm loét, xuất huyết hay hình thành các ổ áp-xe ở đại tràng.

Viêm đại tràng được chia làm hai giai đoạn là viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mạn. Trong đó, viêm đại tràng cấp tính là cấp độ nhẹ nhất của bệnh viêm đại tràng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh được xác định là do chế độ sinh hoạt và ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Bệnh có thể hình thành do ngộ độc thực phẩm hay dị ứng với một số loại đồ ăn. Ngoài ra còn do nguyên nhân như nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu không chữa trị kịp thời, về lâu dài, bệnh có thể chuyển sang mãn tính.

2. Người mắc viêm đại tràng cấp có triệu chứng gì?

Với các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện không đồng nhất. Tuy nhiên, có thể khái quát triệu chứng bệnh thông qua một số dấu hiệu phổ biến như:

2.1 Đau bụng dấu hiệu đặc trưng của viêm đại tràng cấp

Là ình trạng mà hầu hết các bệnh nhân viêm đại tràng đều gặp phải. Các cơn đau bụng có thể có tính chất khác nhau tùy theo nguyên nhân như đau quặn từng cơn, đau từng đoạn…

Đau bụng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng cấp

Đau bụng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng cấp

2.2 Tiêu chảy

Đây là triệu chứng thường đi kèm với các cơn đau bụng. Người bệnh có thể bị đi ngoài liên tục, thậm chí đi xong nhưng vẫn cảm thấy mót. Phân ở dạng lỏng, nước, có khi lẫn cả máu.

2.3 Ăn không ngon miệng, sụt cân đột ngột

Thức ăn đi vào đại tràng khi tiếp xúc với các ổ viêm sẽ khiến người bệnh bị đau, khó chịu. Lâu dần có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng. 

2.4 Sốt

Trong số ít trường hợp, người bệnh mắc viêm đại tràng cấp có thể bị sốt đi kèm cảm giác buồn nôn. 

Khi bệnh mới khởi phát, mức độ viêm nhẹ, viêm đại tràng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu không sớm được phát hiện và có phương án chữa trị hợp lý, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm:

– Thủng đại tràng: dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng, gây viêm phúc mạc. Đây là biến chứng cấp cứu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

– Giãn đại tràng: làm mất khả năng co bóp đúng cách và di chuyển khí đường ruột, có thể dẫn đến vỡ ruột.

– Xuất huyết tiêu hóa: nhày máu xuất hiện trong phân hoặc toàn chảy máu mà không có phân. Tình trạng kéo dài có thể gây xuất huyết trầm trọng dẫn đến tử vong.

– Tăng tỷ lệ ung thư đại tràng: Theo thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các vết viêm để lâu ngày sẽ có thể diễn tiến thành ác tính và ung thư.

3. Chẩn đoán bệnh 

Từ việc nhận biết các dấu hiệu bệnh, người bệnh khi nghi ngờ bất kỳ triệu chứng nào cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám chuyên khoa. Chẩn đoán sẽ được thực hiện thông qua khám lâm sàng và một số phương pháp cận lâm sàng để có kết luận chính xác.

Đối với khám cận lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội soi bao gồm:

– Siêu âm ổ bụng

Nội soi đại tràng

– Chụp X-quang đại tràng

– Xét nghiệm phân

Xét nghiệm máu

– Chụp CT

Nội soi đại tràng không đau, không khó chịu tại Thu Cúc TCI

Nội soi đại tràng không đau, không khó chịu tại Thu Cúc TCI

4. Điều trị viêm đại tràng cấp hiệu quả

Viêm đại tràng cấp thường xảy ra khi tình trạng bệnh còn ở thể nhẹ. Phần lớn các trường hợp, người bệnh chỉ cần sử dụng thuốc để kiểm soát cơ đau và ngừa viêm kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Riêng những bệnh nhân rơi vào tình trạng nặng hơn có thể cần truyền dịch và thực hiện các can thiệp khác.  

4.1 Điều trị nội khoa bệnh viêm đại tràng cấp tính

Hiện nay, các loại thuốc dùng trong điều trị viêm đại tràng phần lớn chỉ nhằm mục đích làm thuyên giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát sau đó. Các nhóm thuốc thường được phân loại dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh:

– Nhóm thuốc giảm đau, chống co thắt đại tràng

– Nhóm thuốc kháng viêm, kháng khuẩn

– Nhóm thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng nấm, ký sinh trùng

– Nhóm thuốc chống tiêu chảy, trị táo bón

– Nhóm bổ sung nước và các chất điện giải.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Giai đoạn viêm đại tràng cấp tính được coi là “thời điểm vàng” để điều trị dứt điểm bênh với tỷ lệ thành công cao. Do đó, can thiệp điều trị ngoại khoa rất ít khi được chỉ định trong khoảng thời gian này. 

Song, trong trường hợp cần thiết (bệnh diễn tiến nặng và người bệnh không đáp ứng thuốc), bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần bị viêm hoặc toàn bộ đại tràng. Hiện nay, 2 phương pháp được sử dụng chủ yếu là phẫu thuật mổ mở và phẫu thuật nội soi.

Cần nhấn mạnh, phẫu thuật chỉ là phương án cuối cùng khi bệnh viêm đại tràng ở mức độ nghiêm trọng, không thể điều trị bằng các phương pháp không xâm lấn khác. 

4.3 Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh các phương pháp can thiệp y khoa như điều trị nội khoa và ngoại khoa thì việc có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng là một phương pháp điều trị mang lại nhiều chuyển biến tích cực.

– Phân chia thời gian biểu sinh hoạt một cách hợp lý, đảm bảo bạn có thời gian nghỉ ngơi để tránh tình trạng căng thẳng;

– Ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, omega-3, probiotics, vitamin C và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, chế độ ăn nên được điều chỉnh dựa theo các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, ví như:

+ Đối với tình trạng táo bón, người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo, cần ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

+ Bệnh nhân bị tiêu chảy cần tránh các thực phẩm nhiều cellulose, không ăn đồ sống, bỏ vỏ trái cây trước khi ăn.

– Uống đủ nước mỗi ngày, song nên chia thời điểm uống nước hợp lý để không bị trướng bụng, đầy hơi.

– Duy trì các hoạt động thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Các hoạt động như đi bộ nhẹ nhàng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn

Các hoạt động như đi bộ nhẹ nhàng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn

Viêm đại tràng cấp tính là bệnh lý thường gặp, ở thời điểm phát bệnh có thể không gây nguy hiểm nhưng vẫn có tỷ lệ chuyển hóa ác tính cao. Vì vậy, nắm rõ những thông tin liên quan đến căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện sớm để điều trị hiệu quả. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital