HP là loại vi khuẩn thường phát triển trong đường tiêu hóa và có khuynh hướng tấn công lớp lót dạ dày. Cùng tìm hiểu cụ thể vi khuẩn HP là gì và nguyên nhân nhiễm HP do đâu qua bài viết dưới đây.
Vi khuẩn HP là gì?
HP hay còn gọi là Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường phát triển trong đường tiêu hóa và có khuynh hướng tấn công lớp lót dạ dày. Nhiễm H. pylori thường không gây hại, nhưng chúng chịu trách nhiệm cho phần lớn các vết loét ở dạ dày và ruột non.
“H” trong tên là viết tắt của Helicobacter . “Helico” có nghĩa là xoắn ốc, tức là vi khuẩn có hình xoắn ốc. HP dễ nhiễm ở trẻ nhỏ. H. pylori thích nghi để sống trong môi trường khắc nghiệt, có tính axit của dạ dày. Những vi khuẩn này có thể thay đổi môi trường xung quanh chúng và làm giảm độ chua để sống sót.
Có thể bạn chưa biết : ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Triệu chứng
Hầu hết những người bị nhiễm H. pylori sẽ không bao giờ có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Khi HP gây bệnh, một số người có thể có dấu hiệu:
- Đau bụng
- Đau bụng tồi tệ hơn khi đói
- Buồn nôn
- Ăn mất ngon
- Thường xuyên ói
- Đầy bụng
- Giảm cân không chủ ý
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính xác gây H. pylori vẫn chưa được kết luận chính xác. Vi khuẩn H. pylori có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước.
H. pylori thường gặp ở trẻ em. Yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori có liên quan đến điều kiện sống thời thơ ấu, chẳng hạn như:
- Sống trong vùng đông dân cư: bạn có nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn nếu bạn sống trong môi trường đông dân cư.
- Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, làm tăng nguy cơ nhiễm HP
- Sống ở nước đang phát triển: người sống ở các nước đang phát triển, nơi điều kiện sống đông đúc và không vệ sinh có thể tăng nguy cơ nhiễm H. pylori.
- Sống với người bị nhiễm H. pylori: nếu người bạn sống cùng với H. pylori, bạn cũng có khả năng nhiễm HP
Biến chứng
Các biến chứng liên quan đến nhiễm H. pylori bao gồm:
- Loét: H. pylori có thể làm hỏng lớp lót bảo vệ dạ dày và ruột non. Điều này có thể cho phép acid dạ dày tạo ra một vết loét mở (loét). Khoảng 10% những người bị H. pylori sẽ phát triển thành loét.
- Viêm niêm mạc dạ dày: nhiễm H. pylori có thể gây kích ứng dạ dày, gây viêm (viêm dạ dày).
- Ung thư dạ dày: nhiễm H. pylori là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ đối với một số loại ung thư dạ dày.
Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng, năng tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi.
Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ axit quá cao, tránh rượu bia…bởi nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn bị tái phát. Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.