Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 vẫn được coi là giai đoạn sớm của bệnh. Ở giai đoạn này, ung thư vẫn giới hạn ở tuyến tiền liệt, chưa lan đến các hạch bạch huyết hay các cơ quan ở xa. Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi không là lo lắng của nhiều người bệnh.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi không?
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 được chia làm hai nhánh:
- Giai đoạn IIA: khối u thường chỉ xuất hiện ở một bên tuyến tiền liệt và có thể dùng sinh thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh. Chỉ số PSA ở bệnh nhân giai đoạn này thường nằm trong khoảng 10 ng/ml – 20 ng/ ml. Ung thư chưa lây lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào.
- Giai đoạn IIB: có thể phát hiện qua khám trực tràng. Chỉ số PSA thường ở mức trên 20 ng/ ml.
Ngoài giai đoạn tiến triển bệnh, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi, thể trạng người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị cũng như lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân ung thư.
So với các bệnh ung thư thường gặp, ung thư tuyến tiền liệt có tiên lượng sống tốt hơn rất nhiều. Bác sĩ thường đưa ra tiên lượng sống 5 năm, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh để dự đoán cơ hội sống của người bệnh. Ở giai đoạn 2, bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có khoảng 99% cơ hội sống. Với tiên lượng sống tốt như vậy, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội chữa khỏi bệnh.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư tuyến tiền liệt giai 2 có chữa khỏi không, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Một số phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu và điều trị nội tiết.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt khi khối u vẫn khu trú tại chỗ, một số hạch bạch huyết vùng chậu cũng có thể được loại bỏ để loại bỏ triệt căn ung thư.
Xạ trị liệu sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có 2 phương pháp xạ trị thường được áp dụng là bức xạ đến từ bên ngoài cơ thể và bức xạ được đặt bên trong cơ thể.
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị thường được chỉ định cho những người không đáp ứng được điều trị bằng hoóc môn.
Điều trị bằng liệu pháp hoóc môn ngăn chặn cơ thể sản xuất nội tiết tố nam testosterone – yếu tố mà tế bào ung thư tuyến tiền liệt dựa vào để phát triển. Thuốc điều trị hoóc môn có thể bao gồm: thuốc ngăn chặn sản xuất testosterone, thuốc ngăn chặn testosterone từ các tế bào ung thư đến. Liệu pháp hoóc môn thường được chỉ định để làm nhỏ kích thước tế bào ung thư trước khi xạ trị, tăng cơ hội điều trị bệnh thành công. Sau phẫu thuật hay xạ trị, liệu pháp hoóc môn cũng có thể được chỉ định để làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư.
Với mong muốn đưa những tiến bộ y tế trong điều trị ung thư đến người bệnh, nâng cao khả năng sống và điều trị cho bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư có TS. BS Lim Hong Liang, TS. BS Zee Ying Kiat, TS. BS See Hui Ti…
Trên đây là những giải đáp về ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 có chữa khỏi không và một số thông tin tham khảo về phương pháp điều trị bệnh. Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.