Việc xác định ung thư phổi có mấy giai đoạn sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp hoặc phác đồ điều trị chuyên biệt phù hợp với từng tình trạng của mỗi bệnh nhân. Ngoài ra cũng giúp bác sĩ đánh giá được cơ hội thành công với phương pháp điều trị đó.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần hiểu rõ các giai đoạn phát triển của ung thư phổi
Xác định chính xác giai đoạn của ung thư phổi sẽ giúp xác định được vị trí, kích thước khối u, mức độ xâm lấn và di căn của khối u. Từ đó bác sĩ và người bệnh sẽ có một thuật ngữ chung để thảo luận về tình trạng bệnh mà không cần sử dụng thuật ngữ chuyên môn. Xác định được giai đoạn của ung thư phổi cũng là một phần quan trọng để quyết định phương hướng điều trị thích hợp nhất.
2. Chi tiết các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi được phân chia thành 2 loại dựa trên đặc điểm của tế bào là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Vậy nên ung thư phổi có mấy giai đoạn cũng phụ thuộc vào hai dạng tế bào này, từ đó có tốc độ tiến triển khác nhau.
2.1 Ung thư phổi tế bào nhỏ có mấy giai đoạn
Ung thư phổi tế bào nhỏ là bệnh lý có tỷ lệ bệnh nhân mắc ít hơn nhiều so với ung thư phổi dạng không tế bào nhỏ. Tuy nhiên loại bệnh này có tốc độ tiến triển nhanh, độ ác tính cao, vậy nên diễn biến nhanh thông qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn hạn chế: Là giai đoạn tế bào ung thư phổi được tìm thấy trong một lá phổi và một số mô nằm xung quanh phổi.
– Giai đoạn mở rộng: Tế bào ung thư phổi lan tràn, được tìm thấy ở nhiều vị trí như lồng ngực bên ngoài phổi, các cơ quan xa hơn ngoài phổi.
2.2 Ung thư phổi không tế bào nhỏ có mấy giai đoạn
Đối với ung thư phổi dạng không tế bào nhỏ, các giai đoạn ung thư được phân chia thành mức độ tiến triển như sau:
– Giai đoạn ẩn nấp: Các tế bào ung thư có thể được tìm thấy trong chất nhầy mà bạn ho ra. Không thể nhìn thấy khối u bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hoặc sinh thiết.
– Giai đoạn 0: Khối u được tìm thấy có kích thước rất nhỏ. Tế bào ung thư chưa xâm lấn sâu hơn vào các mô của phổi, mà chỉ được tìm thấy ở các lớp trên cùng của tế bào lót. Ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận, hoặc các bộ phận ở xa của cơ thể.
– Giai đoạn 1: Ung thư được phát hiện nằm trong các mô phổi, chưa có sự xâm lấn đến các hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 2: Ung thư có thể đã lan rộng hơn đến thành ngực, màng bao quanh tim, các hạch bạch huyết gần phổi.
– Giai đoạn 3: Ung thư đã lan rộng hơn vào các hạch bạch huyết và giữa ngực của người bệnh.
– Giai đoạn 4: Tế bào ung thư phổi đã lan rộng đến các cơ quan khác trên cơ thể như não, xương, gan…
3. Tỷ lệ sống tương đối cho bệnh nhân mắc ung thư phổi
Tỷ lệ sống có thể cho biết tỷ lệ phần trăm những người mắc cùng loại và giai đoạn ung thư có khả năng sống trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 5 năm) sau khi được chẩn đoán. Tuy nhiên những con số này sẽ không nhằm mục đích dự đoán điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp cụ thể nào, không thể cho bạn biết bạn sẽ sống được bao lâu, nhưng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng điều trị của bản thân.
Dựa vào thông tin từ Cơ sở dữ liệu Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả cuối cùng (SEER) được duy trì bởi Viện Ung thư Quốc gia (NCI), Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cung cấp tỷ lệ sống tương đối trong 5 năm đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ dựa trên mức độ lan rộng của ung thư như sau:
3.1 Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với ung thư phổi tế bào nhỏ
Dựa trên 3 giai đoạn khu trú, khu vực, di căn xa, ung thư phổi không tế bào nhỏ có tiên lượng sống tương đối là:
– Giai đoạn khu trú: Khoảng 30%
– Giai đoạn khu vực: Khoảng 18%
– Giai đoạn di căn xa: 3%.
3.2 Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ
Dựa trên 3 giai đoạn khu trú, khu vực, di căn xa, ung thư phổi không tế bào nhỏ có tiên lượng sống tương đối là:
– Giai đoạn khu trú: Khoảng 65%
– Giai đoạn khu vực: Khoảng 37%
– Giai đoạn di căn xa: 9%.
3.3 Hiểu chính xác về các con số tiên lượng ung thư phổi
– Những con số tiên lượng sống trên đây chỉ áp dụng cho giai đoạn ung thư phổi được chẩn đoán lần đầu tiên. Lưu ý không áp dụng đối với ung thư phổi phát triển, lan rộng hoặc tái phát sau khi điều trị.
– Những con số này cũng được tính toán dựa trên mức độ lan rộng của ung thư phổi. Tuy nhiên các yếu tố như loại tế bào ung thư, sự thay đổi gen trong tế bào ung thư, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bạn cũng như mức độ đáp ứng của bệnh ung thư với phác đồ điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng của mỗi người bệnh.
– Những người hiện được chẩn đoán mắc NSCLC hoặc SCLC có thể có triển vọng tốt hơn những số liệu bên trên. Bởi các phương pháp điều trị đã được cải thiện theo thời gian và những con số này được tính toán dựa trên những người đã được chẩn đoán và điều trị ít nhất 5 năm trước đó.
Vậy nên lạc quan trong điều trị ung thư phổi, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đầy đủ dưỡng chất, tuân thủ phác đồ điều trị đúng hướng trúng đích sẽ giúp bệnh nhân mắc ung thư phổi có cơ hội sống cao hơn. Việc biết chính xác bản thân đang mắc loại ung thư phổi nào, ở giai đoạn nào khi đưa ra câu hỏi ung thư phổi có mấy giai đoạn sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức khi phải đối mặt với căn bệnh ác tính này.