Cấp cứu:0901793122
English
Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Thucuc | Hệ thống y tế TCI Hospital
Chăm sóc sức khoẻ trọn đời cho bạn
Tổng đài1900558892
Bệnh ung thư phổi có chữa được không nếu điều trị tích cực

Bệnh ung thư phổi có chữa được không nếu điều trị tích cực

Chia sẻ:

Bệnh ung thư phổi từ lâu đã được xem là một trong những căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất. Tuy nhiên, với những bước tiến vượt bậc trong y học hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của các phương pháp điều trị cá thể hóa, nhiều người bắt đầu đặt ra câu hỏi: Bệnh ung thư phổi có chữa được không nếu điều trị tích cực? Thực tế, tiên lượng bệnh hiện nay không còn u ám như trước, miễn là người bệnh được phát hiện sớm, có phác đồ điều trị phù hợp và kiên trì hợp tác cùng đội ngũ y tế.

1. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư phổi có chữa được không?

1.1. Bệnh ung thư phổi có chữa được không bằng các phương pháp hiện đại?

Việc điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, tình trạng di căn cũng như thể trạng tổng thể của người bệnh. Ba trong số những phương pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, nạo hạch và hóa trị – mỗi phương pháp có vai trò riêng trong từng giai đoạn và tình huống lâm sàng cụ thể.

Việc điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, tình trạng di căn cũng như thể trạng tổng thể của người bệnh
Việc điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u, tình trạng di căn cũng như thể trạng tổng thể của người bệnh

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu trong các trường hợp ung thư phổi giai đoạn sớm, khi khối u vẫn còn giới hạn trong mô phổi và chưa lan đến hạch bạch huyết hoặc cơ quan khác. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ toàn bộ khối u cùng với phần mô lành xung quanh để giảm nguy cơ tái phát.

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước khối u và chức năng hô hấp của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại phẫu thuật sau:

– Cắt hình chêm: Cắt bỏ phần nhỏ của phổi chứa khối u cùng một phần mô lành bao quanh, thường áp dụng cho những khối u nhỏ, nằm ở ngoại vi.

– Cắt phân thùy: Loại bỏ một hoặc vài phân đoạn trong một thùy phổi, giúp bảo tồn tối đa mô phổi lành.

– Cắt thùy phổi: Loại bỏ toàn bộ một thùy phổi có chứa khối u. Đây là phương pháp phổ biến nhất vì giúp đảm bảo lấy sạch khối u mà vẫn duy trì đủ chức năng hô hấp.

– Cắt vát thùy: Cắt toàn bộ thùy kèm theo đoạn ống dẫn khí bị xâm lấn, sau đó nối phần khí quản còn lại để giữ lại phần phổi không bị bệnh.

– Cắt toàn bộ phổi: Loại bỏ hoàn toàn một bên phổi – thường chỉ định khi khối u lớn, lan rộng hoặc nằm gần trung tâm phổi không thể cắt bỏ bằng kỹ thuật bảo tồn.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh sẽ được kiểm tra chức năng hô hấp để đảm bảo khả năng sống còn sau khi mất đi một phần hoặc toàn bộ phổi.

Nạo hạch bạch huyết

Trong phẫu thuật ung thư phổi, việc lấy đi các hạch bạch huyết xung quanh khu vực khối u là rất quan trọng để đánh giá khả năng di căn và giúp kiểm soát bệnh tốt hơn. Bác sĩ sẽ loại bỏ các hạch trong phổi hoặc các hạch vùng trung thất, đặc biệt là những hạch nghi ngờ có tế bào ung thư. Nếu hạch bạch huyết đã bị xâm lấn, việc nạo hạch triệt để sẽ được thực hiện để ngăn chặn lan rộng.

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sẽ sử dụng thuốc để tiêu diệt đi tế bào ung thư trên cơ thể. Phương pháp này sẽ được sử dụng đến trong các trường hợp:

– Trước phẫu thuật (hóa trị tân bổ trợ): Nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn và hạn chế cắt bỏ nhiều mô phổi.

– Sau phẫu thuật (hóa trị bổ trợ): Hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát sau phẫu thuật.

– Trong trường hợp ung thư tiến xa hoặc di căn: Hóa trị giúp kiểm soát bệnh, làm chậm sự phát triển của ung thư và cải thiện triệu chứng.

bệnh ung thư phổi có chữa được không
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư trên toàn cơ thể

1.2 Bệnh ung thư phổi có chữa được không khi kết hợp điều trị và chăm sóc tích cực?

Việc chăm sóc người mắc ung thư phổi không chỉ tập trung vào điều trị y tế mà còn cần sự quan tâm toàn diện về tinh thần, dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Một chế độ chăm sóc hợp lý sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng sống, nâng cao hiệu quả điều trị và duy trì thể trạng tốt hơn trong suốt quá trình chiến đấu với bệnh.

Hỗ trợ về tinh thần và tâm lý

Tâm trạng và cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh, đặc biệt trong giai đoạn tiến triển của ung thư phổi. Cảm giác lo âu, tuyệt vọng kéo dài có thể khiến thể trạng sa sút nghiêm trọng.

Người bệnh nên được khuyến khích giữ thái độ sống tích cực, chia sẻ những lo lắng và cảm xúc với người thân hoặc bác sĩ chuyên khoa. Gia đình và bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường tinh thần ấm áp, động viên tinh thần và tiếp thêm nghị lực cho người bệnh. Đôi khi, sự lắng nghe và trò chuyện nhẹ nhàng cũng là một liều thuốc tinh thần quý giá.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người mắc ung thư phổi thường cần lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường để duy trì thể lực và đối phó với tác dụng phụ từ thuốc điều trị hoặc hóa – xạ trị. Việc xây dựng thực đơn đa dạng, dễ tiêu và giàu dinh dưỡng là điều cần thiết.

Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm lành mạnh như thịt gà, cá, trứng, đậu phụ; bổ sung các nguồn chất béo tốt từ quả bơ, dầu hạt cải, hạt chia, hạt óc chó,… Kết hợp với tinh bột nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên hạt để cung cấp năng lượng bền vững. Đồng thời, rau củ quả tươi và nước lọc cũng nên được bổ sung thường xuyên để hỗ trợ thải độc và giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp người bệnh dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chán ăn hoặc buồn nôn – một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư.

Người mắc ung thư phổi thường cần lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường để duy trì thể lực và đối phó với tác dụng phụ từ thuốc điều trị hoặc hóa - xạ trị
Người mắc ung thư phổi thường cần lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường để duy trì thể lực và đối phó với tác dụng phụ từ thuốc điều trị hoặc hóa – xạ trị

Duy trì vận động nhẹ nhàng

Mặc dù thể lực của người bệnh có thể suy giảm, việc vận động vẫn nên được duy trì ở mức độ phù hợp. Những hoạt động đơn giản như đi bộ ngắn, tập thở sâu, hay làm việc nhà nhẹ nhàng giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích trao đổi chất và giảm thiểu cảm giác mệt mỏi, trì trệ. Tập luyện không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn mang lại lợi ích về tinh thần, giúp người bệnh cảm thấy có mục tiêu, chủ động và không bị “giam lỏng” trong vòng luẩn quẩn của bệnh tật.

Bệnh ung thư phổi hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, thậm chí kéo dài thời gian sống đáng kể nếu người bệnh kiên trì điều trị tích cực và được tiếp cận với các liệu pháp tiên tiến. Quan trọng hơn cả, việc giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ chặt chẽ phác đồ của bác sĩ và tái khám định kỳ chính là “chìa khóa” nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải căn bệnh này, đừng vội buông xuôi – bởi mỗi ngày trôi qua, y học lại mang đến thêm hy vọng sống cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư phổi trên toàn thế giới.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liên hệ ngay: 0936388288 để được tư vấn chi tiết!

Bài viết liên quan
Thận trọng trước nhưng triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Thận trọng trước nhưng triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh lý ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường như viêm phế quản hay cảm cúm. Chính […]
1900558892
zaloChat