Ung thư lưỡi có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư lưỡi là bệnh ung phổ biến thường gặp nhất trong các ung thư ở khoang miệng. Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người.

Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là khối u ác tính xuất phát ở phần lưỡi di động hay cố định (đáy lưỡi). Đây là bệnh ung thư gặp nhiều nhất, chiếm khoảng 30 – 50% trong các ung thư ở khoang miệng. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng phổ biến ở độ tuổi 50 – 60 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Ung thư lưỡi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi không được phát hiện, điều trị tích cực sớm

Ung thư lưỡi rất nguy hiểm, đặc biệt là khi không được phát hiện, điều trị tích cực sớm

Bệnh ung thư lưỡi có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc của nhiều người khi mới biết đến căn bệnh ung thư này. Nói chung, bệnh ung thư nào cũng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sớm, ung thư lưỡi cũng không ngoại lệ.

Ung thư lưỡi phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể điều trị thành công nhưng nếu phát hiện muộn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Ở giai đoạn khu trú, khi ung thư vẫn giới hạn ở lưỡi và chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết nào, bệnh nhân có khoảng 79% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.

Ở giai đoạn khu vực, khi ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết, người bệnh có khoảng 63% cơ hội sống.

Đến giai đoạn cuối, ung thư đã lan rộng đến các cơ quan ở xa, bệnh nhân ung thư lưỡi có khoảng 36% cơ hội sống.

Ngoài đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, các biểu hiện ung thư lưỡi cũng rất phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.

Một số biểu hiện có thể gặp ở bệnh nhân ung thư lưỡi là:

  • Cảm giác đau đớn ngày càng tăng, đặc biệt khi nhai các đồ ăn chua, cay, nóng.
  • Nước bọt có dính máu
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Trên lưỡi xuất hiện nhiều vết loét, trên ổ loét có phủ giác mạc dễ chảy máu. Các vết loét phát triển nhanh nếu không được can thiệp kịp thời làm lưỡi hạn chế vận động
  • Cơ thể dễ bị nhiễm trùng, sốt, sút cân

Điều trị bệnh ung thư lưỡi như thế nào?

Điều trị ung thư lưỡi như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất, có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư lưỡi là:

  • Phẫu thuật: là một trong những phương pháp cơ bản nhất để điều trị ung thư lưỡi, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định cắt lưỡi bán phần, sàn miệng, nửa xương hàm dưới, nạo vét hạch cổ chức năng hoặc nạo vét hạch cổ triệt căn. Bệnh nhân sau phẫu thuật thường gặp khó khăn trong phát âm, ăn uống…
  • Xạ trị: là một trong những phương pháp chính điều trị chính cho bệnh nhân ung thư đáy lưỡi. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định xạ trị bên ngoài hay xạ trị bên trong tần suất cao.
  • Hóa trị: có thể qua đường toàn thân hoặc động mạch lưỡi. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định đơn hóa chất hay đa hóa chất.
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư lưỡi

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư lưỡi

Hiện nay Bệnh viện Thu Cúc hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi từ Singapore trong xây dựng phác đồ điều trị ung thư. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư lưỡi có TS. BS Lim Hong Liang – bác sĩ có quan tâm đặc biệt đến các bệnh ung thư vùng đầu cổ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital