Ung thư dạ dày di căn là gì? Điều trị bệnh ở giai đoạn này như thế nào? Tỷ lệ sống ra sao… là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc này.
Menu xem nhanh:
Ung thư dạ dày di căn là gì?
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này tế bào ung thư phát triển to dần, lây lan sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia ung bướu, các vị trí tế bào ung thư dạ dày thường di căn tới gồm:
- Hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết gần dạ dày là vị trí đầu tiên tế bào ung thư di căn tới. Số lượng các hạch bạch huyết bị di căn tới có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể của bệnh. Ung thư dạ dày di căn hạch có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn sớm và gây ra các triệu chứng như hạch bạch huyết sưng to, sờ không thấy đau nhưng dễ vỡ loét, chảy máu và đau nhức.
- Gan: Gan là bộ phận gần với dạ dày, khi khối u ăn sâu vào thành dạ dày, tiếp xúc với gan và xuất hiện tế bào ung thư ở gan. Ung thư dạ dày di căn gan thường gặp ở giai đoạn cuối của bệnh, với các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, đau tức vùng gan và thượng vị, da vàng vọt.
- Phổi: Ung thư dạ dày có thể di căn tới phổi khiến người bệnh ho nhiều, ho sặc sụa, ho ra máu, đau họng…
- Buồng trứng: Ở nữ giới bị ung thư dạ dày, khi không điều trị sớm, tế bào ung thư sẽ di căn sang buồng trứng, lúc ấy người bệnh sẽ có các triệu chứng đi ngoài ra máu, đau vùng chậu… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
- Xương: Ung thư dạ dày có thể tấn công vào xương gây ra các triệu chứng như đau nhức xương khớp ở mức độ nặng, xương dễ nứt gãy, vỡ…
Ngoài ra, ung thư dạ dày còn có thể di căn sang các bộ phận khác như tuyến tụy, đại tràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Điều trị ung thư dạ dày di căn như thế nào?
Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển sang giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn xa sang nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể thì việc điều trị trở lên khó khăn và phức tạp hơn, tốn kém.
Ở giai đoạn này, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp để điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
- Phẫu thuật: Ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và một phần cơ quan bị khối u di căn tới. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là mổ mở. Với trường hợp người bệnh sức khỏe yếu không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.
- Hóa trị: Ở giai đoạn di căn, hóa trị giúp làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư, loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Hóa trị thường được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u hoặc sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Xạ trị: Khi ở giai đoạn muộn, xạ trị chỉ nhằm mục đích giảm đau đớn và kéo dài sự sống cho người bệnh ung thư.
Ngoài ra, khi ở vào giai đoạn muộn, người bệnh cần được chăm sóc giảm nhẹ bằng thuốc nhằm giảm triệu chứng, giảm đau đớn và kéo dài sự sống. Bên cạnh đó người bệnh cần được chăm sóc chu đáo, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái.
Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư dạ dày di căn
Ung thư dạ dày di căn có tỷ lệ sống dè dặt, đặc biệt khi tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Lúc này, sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Không những thế việc ăn uống cũng khó khăn, cơ thể kém hấp thụ dinh dưỡng khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe yếu.
Tỷ lệ sống sau điều trị ung thư dạ dày di căn cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Phương pháp điều trị
- Khả năng đáp ứng của cơ thể sau điều trị
- Tâm lý của người bệnh
Với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày được áp dụng với phác đồ điều trị chuẩn, hiệu quả cao, đã giúp người bệnh ung thư chiến thắng bệnh tật. Vì thế, người bệnh và người nhà dù ở giai đoạn cuối cũng cần lạc quan, tin tưởng vào bác sĩ, yên tâm điều trị.