U tụy là thuật ngữ chỉ chung các dạng u ở tuyến tụy
U tuỵ được chia làm 2 loại:
– U lành tính: u tụy bẩm sinh, nhẫn tụy, u nang tụy.
– U tụy ác tính: Ung thư tuyến tụy.
1. U tụy bẩm sinh
Là những khối u có cấu trúc như truyến tụy do hậu quả của sự rối loạn phát triển của mầm tụy. U có thể nằm ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng, thường ở lớp hạ niêm mạc (75%) của đường tiêu hóa.
2. Nhẫn tụy
Nhẫn tụy là một dạng u tụy lành tính nhưng nếu không được điều trị có thể gây tắc ruột hoặc kèm tắc mật
3. U nang tụy
U nang tụy bẩm sinh ít gặp. Nguyên nhân do quá trình giãn rộng các nhú tụy kiểu nang (acino-tubular) hoặc các đường ống dẫn dịch tụy. Người ta chia ra 3 hình thái sau (tùy nguyên nhân gây giãn)
- Nang ứ trệ (retentionscyste): Do chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài hệ thống dẫn dịch tụy.
- U tụy bẩm sinh : Teratoma hay dermatoma.
- Các tổ chức tân sinh phát triển: cysteadenoma.
Các loại u nang này trên vi thể thấy một lớp biểu mô lót thực sự trong lòng các nang. Sự phát triển các u nang này có thể dẫn tới ác tính.
4. Ung thư tuyến tụy
Ung thư tuỵ chiếm 2-4% trong các loại ung thư, bệnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hoá, sau ung thư đại trực tràng và đứng hàng thứ 4 gây tử vong trong các loại carcinom. Bệnh gặp ở nam hơn ở nữ (1,5/1) thường ở tuổi trung niên, hiếm gặp ở < 45 tuổi.
U tụy là gì, có phải là ung thư không cần phải dựa trên những xét nghiệm chuẩn xác
Ung thư tuyến nội tiết và ngoại tiết có những triệu chứng riêng, và có cách điều trị cũng như tiên lượng khác nhau:
Khối u ngoại tiết: là loại ung thư tuyến tụy phổ biến nhất, gần như tất cả các khối u là ung thư, và bắt đầu trong các tế bào tuyến.
Khối u nội tiết: Các khối u tuyến tụy nội tiết ít gặp hơn. Hầu hết các khối u không phải ung thư (lành tính), nhưng có một số ít là ung thư. Triển vọng đối với những khối u này thường là tốt hơn so với ung thư tụy ngoại tiết.
Đối với việc chẩn đoán khối u tụy nội tiết, ngoài triệu chứng lâm sàng còn phải xác định bằng những xét nghiệm định lượng hoóc-môn trong máu và những kỹ thuật hình ảnh học: siêu âm, chụp cắt lớp điện toán (CT Scanner), cộng hưởng từ nhân (MRI), PET-CT, xạ hình…