Thông thường túi ối có hình tròn hoặc hình bầu dục. Nhiều mẹ bầu sau khi đi siêu âm những tuần đầu nhận được kết quả thông báo túi ối méo và rất hoang mang. Vậy túi ối méo có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về hiện tượng này. Túi ối méo có ảnh hưởng gì?
Menu xem nhanh:
Hiện tượng túi ối méo
Túi ối là một bọc chất lỏng nằm trong dạ con giúp bao bọc, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt quá trình ở trong bụng mẹ.
Nước ối là một hợp chất bao gồm carbohydrate, lipid, phospholipids, protein và urê giống như một lớp màng đệm giúp bào thai di chuyển, cử động trong bụng mẹ một cách dễ dàng, bảo vệ bé trước những tác động ngoại lực bên ngoài.
Túi ối sẽ phát triển từ tuần thứ 2 của thai kỳ và đầy dần, đến tuần thứ 10 thì đã hoàn thiện. Một túi ối bình thường sẽ có hình tròn hoặc hình bầu dục bao bọc lấy thai nhi. Những trường hợp túi ối bị méo mó, có dịch ở dưới màng đệm gọi là túi ối méo. Đây là biểu hiện của thai nhi phát triển bất thường.
Túi ối méo có gây dị tật thai nhi không?
Túi ối méo có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị các dị tật bẩm sinh như biến dạng khuôn mặt, cánh tay, chân, hở hàm ếch, khuyết tật tường bụng hoặc ngực…
Ngoài ra, đây sẽ là biểu hiện của những biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm như:
– Động thai, dọa sảy thai:Trong những tuần đầu mang thai mà túi ối méo một chút thì mẹ hãy nghĩ đến ngay đến việc mình bị động thai và có nguy cơ bị sảy thai
– Thai nhi chết lưu: Nếu túi ối méo chậm và méo nhiều, có tụ dịch màng nuôi, không thấy tim thai (từ tuần thứ 7 trở đi) thì có thể thai nhi đã ngừng phát triển và bị chết lưu. Khi đó, các chất dinh dưỡng không còn truyền từ mẹ sang con, thai nhi cũng không còn lấy chất dinh dưỡng từ túi ối nữa.
Khắc phục tình trạng túi ối méo
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán túi ối méo sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để điều trị. Bên cạnh việc uống thuốc và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cần áp dụng các quy tắc sau đây:
– Nghỉ ngơi đầy đủ, kiêng quan hệ tình dục và các hoạt động thể chất nặng (bê vác đồ đạc, tập luyện quá sức…)
– Có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và uống các loại thuốc bổ theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ có thể ăn củ gai tươi để giúp túi ối tròn trở lại.
– Theo dõi thai nhi thường xuyên, nếu mẹ có những dấu hiệu bất thường như đau bụng, rau máu âm đạo thì cần đi khám ngay.
Thông tin bài đọc:Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Những sự thật thú vị về túi ối
– Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi sẽ thường xuyên nuốt nước ối, lọc qua thận và bài tiết như nước tiểu. Trong thành phần nước ối cũng có một chút ít dịch từ phổi của bé đào thải ra.
– Trong giai đoạn 6 tháng đầu thai kỳ, nước ối sẽ liên tục tăng lên sau đó giảm dần đến khi bé chào đời.
– Thiếu ối có thể do thiếu oxy quá lâu, thai bất thường, do bị rỉ ối, thai quá ngày sinh. Hiện tượng thiếu ối có thể khiến thai suy dinh dưỡng, chết lưu, chết trong hoặc sau khi chuyển dạ.
– Ngược lại với thiếu ối là đa ối. Nguyên nhân đa ối có thể do mẹ bị bệnh tiểu đường, bệnh thật, rối loạn huyết áp… hoặc thai nhi bị dị dạng, phù nhau thai hoặc nhiễm khuẩn. Hiện tượng này dễ gây đẻ non, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh, tỷ lệ thai nhi tử vong cao.
>> Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ TẠI ĐÂY.
– Có những em bé chào đời còn nằm nguyên trong bọc ối, tỷ lệ những ca sinh này chiếm 1/80.000. Và nhiều người quan niệm những em bé như vậy số phận sẽ rất sung sướng về sau.
Xem thêm
>> Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu?
> Bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không?
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc