Hiện nay, tỷ lệ người mắc ung thư đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam. Do đó, việc khám tầm soát ung thư được xem là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bạn nên thực hiện khám tầm soát ung thư từ sớm?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, số lượng ca mắc mới và số ca tử vong đang gia tăng dần theo từng năm.
Thực tế, chúng ta có thể phòng ngừa ung thư thông qua việc chủ động làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được (như hút thuốc lá, béo phì, thiếu vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,…). Đồng thời phối hợp chủ động thực hiện khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư để điều trị kịp thời. Do đó, việc tầm soát ung thư cần hết sức được chú trọng. Sự phát triển kỹ thuật y tế hiện đại giúp tăng khả năng phát hiện các loại ung thư thông qua tầm soát ung thư.
Tầm soát ung thư là biện pháp giúp phát hiện ung thư trước khi bệnh gây ra triệu chứng thông qua các phương pháp thăm khám. Nhờ đó tăng khả năng điều trị khỏi bệnh và cải thiện tỷ lệ sống sau 5 năm không tái phát bệnh. Thông thường, tầm soát ung thư nên được thực hiện khoảng 1 – 2 lần trong năm.
2. Khám sàng lọc ung thư thường được diễn ra thế nào?
Mỗi loại bệnh ung thư sẽ có những phương pháp khám tầm soát riêng. Khám sàng lọc ung thư được thực hiện trên người bình thường, chưa có triệu chứng bệnh và áp dụng các phương pháp chẩn đoán xâm lấn tối thiểu. Thông qua kết quả tầm soát, bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu ung thư ở giai đoạn sớm.
Quy trình thực hiện khám sàng lọc thường sẽ diễn ra theo các bước sau:
– Bước 1: Khám lâm sàng
Đây là bước cơ bản trong khám sàng lọc ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về yếu tố nguy cơ cũng như tiền sử bệnh, đánh giá sức khỏe một cách tổng quát cũng như hỏi về triệu chứng bất thường của cơ thể (nếu có). Những thông tin này là căn cứ để bác sĩ đưa ra phương thức tầm soát phù hợp.
– Bước 2: Thực hiện xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u
Sau khi đã khám lâm sàng, bạn sẽ được sắp xếp làm một số danh mục cận lâm sàng như xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm chỉ điểm khối u.
– Bước 3: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh/ Thăm dò chức năng
Ngoài các xét nghiệm trên, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng qua một số phương pháp như nội soi, siêu âm, chụp XQ, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI…
3. Một số phương pháp tầm soát cho 3 bệnh lý ung thư phổ biến
3.1. Khám tầm soát ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong nguyên nhân dẫn tới các ca tử vong do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Để tầm soát ung thư dạ dày, bạn có thể được tư vấn thực hiện các phương pháp như:
– Nội soi dạ dày: Đây là kỹ thuật tầm soát các bệnh lý ở dạ dày trong đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi (ống mềm dài có gắn máy ảnh và đèn soi) vào miệng, qua thực quản và xuống dạ dày để quan sát ở bên trong dạ dày.
– Sinh thiết: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ vùng nghi ngờ bất thường của dạ dày. Mẫu mô này sau đó được quan sát dưới kính hiển vi để xác định tính chất lành tính hoặc ác tính của tế bào dạ dày đó.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) bằng nhiều cách như: kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm ở trên mẫu sinh thiết của dạ dày và một số xét nghiệm khác.
3.2. Khám tầm soát ung thư phổi
Theo thống kê từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 trên thế giới với khoảng 2,2 triệu ca mắc mới năm 2020. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các bệnh ung thư với gần 1,8 triệu ca tử vong trong năm. Tại Việt Nam, GLOBOCAN ghi nhận hơn 26.000 ca mắc ung thư phổi và gần 24.000 ca tử vong.
Để thực hiện tầm soát ung thư phổi, bạn có thể được chỉ định một số phương pháp như:
– Chụp CT ngực không có thuốc cản quang: Vì đây là phương tiện hình ảnh 3D, nên phương pháp này sẽ giúp khắc phục nhược điểm của chụp X-quang ngực thẳng. Nếu phát hiện ra các tổn thương nghi ngờ, bác sĩ có thể kết hợp tiêm thuốc cản quang để thực hiện khảo sát.
– Chụp CT scan có thuốc cản quang: Chỉ sử dụng tầm soát khi phát hiện nốt bất thường khoảng 7 – 10mm tại phổi.
– Sinh thiết nốt bất thường ở phổi: chỉ nên thực hiện khi có hình ảnh nghi ngờ cao ở trên phim CT scan có thuốc cản quang.
3.3. Khám tầm soát ung thư gan
Theo GLOBOCAN 2020, Việt Nam có thêm 26.418 người mắc ung thư gan và 25.272 người tử vong bởi căn bệnh này. Ung thư gan là bệnh lý hiện có tỷ lệ mắc mới và tử vong cao. Phần lớn người bệnh đến khám khi đã bước vào giai đoạn muộn khiến cho quá trình điều trị gặp khó khăn, tốn kém hơn rất nhiều. Vì vậy, việc tầm soát sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây nên biến chứng nguy hiểm.
Một số phương pháp phổ biến khi tầm soát bệnh lý này đó là:
– Xét nghiệm AFP ở trong máu: Chỉ số này có thể tăng cao trên bệnh nhân mắc ung thư gan nhưng không phải tất cả người mắc ung thư gan đều có AFP tăng cao.
– Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm ổ bụng, chụp CT và MRI gan – vùng bụng để xác nhận khối u ác tính của gan cũng như đánh giá được mức độ xâm lấn, lan rộng của bệnh lý này.
– Sinh thiết khối u khi nghi ngờ ung thư gan: Một mẫu u gan nghi ngờ ung thư được lấy ra bằng cách tiến hành đâm kim qua da vào u gan dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc được sinh thiết trong lúc phẫu thuật. Sau đó sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán xác định căn bệnh ung thư gan.
Trên đây là một số thông tin về khám tầm soát ung thư. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai đa dạng các gói tầm soát ung thư với đầy đủ danh mục cần thiết cùng chi phí hợp lý. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay tới TCI để được tư vấn tận tình nhé!