Triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 

Viêm phế quản cấp j20 là bệnh lý đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu gây ra và cách điều trị thế nào nhé.

1. Tìm hiểu viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp j20 là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc ống phế quản. Điều này dẫn đến những cơn ho dai dẳng, ống niêm mạc bị sưng viêm, thu hẹp lại gây khó thở và làm tăng tiết dịch.

Bệnh này có thể xảy ra ở cả người lớn hoặc trẻ nhỏ. Viêm phế quản cấp j20 có thể điều trị khỏi sau khoảng 7-10 ngày và không để lại biến chứng. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh dễ chuyển biến nặng, từ đó rất khó điều trị dứt điểm.

Tìm hiểu viêm phế quản cấp j20 là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp j20 là tình trạng sưng viêm, tổn thương ở niêm mạc ống phế quản.

2. Triệu chứng nhận biết viêm phế quản cấp j20

2.1. Đối với trẻ nhỏ

Viêm phế quản cấp j20 ở trẻ nhỏ có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

– Hắt hơi nhiều.

– Sốt.

– Chảy nước mũi.

– Có dịch nhầy trong họng.

– Thở khò khè.

– Ho khan, ho có đờm.

– Quấy khóc, chán ăn, bỏ bú.

– Với trường hợp nặng thì sốt trên 40 độ, có dịch vàng và xanh ở mũi kèm đờm đặc, co giật, hôn mê.

2.2. Đối với người lớn

Đối với người lớn, các triệu chứng dễ nhận biết viêm phế quản hơn như:

– Hắt hơi, chảy nước mũi

– Đau đầu, đau người.

– Ho khan, ho có đờm.

– Mệt mỏi, chán ăn.

– Sụt cân không rõ lý do.

– Tức ngực.

– Ho ra máu.

– Khó thở khi vận động mạnh.

– Vàng da, ớn lạnh.

– Sốt cao (trên 38 độ).

Triệu chứng nhận biết viêm phế quản cấp j20

Viêm phế quản cấp j20 là bệnh lý đường hô hấp thường gặp khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển lạnh.

3. Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp j20 do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản j20, trong đó những yếu tố gây bệnh phổ biến như:

– Vi khuẩn, virus: Chiếm đến 95% trường hợp nhiễm bệnh.

– Thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết, không khí lạnh khiến cho những người có sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh.

– Môi trường: Người bệnh tiếp xúc với nhiều khói bụi, hóa chất, môi trường ô nhiễm,… trong thời gian kéo dài sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.

– Thuốc lá: Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản cấp.

Trào ngược dạ dày thực quản: Những người mắc bệnh này cũng thường xuyên bị đau cổ họng bị kích ứng dễ có nguy cơ viêm phế quản.

– Tuổi tác: Người cao tuổi có độ tuổi trên 50 tuổi, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là những đối tượng thường dễ gặp nhất.

4. Giải đáp: Viêm phế quản cấp j20 có nguy hiểm không?

Viêm phế quản cấp j20 là bệnh lý không quá nguy hiểm và có thể khỏi sau khoảng 1-2 tuần nếu được phát hiện và điều trị đúng cách theo phác đồ của bác sĩ. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người thì quá trình hồi phục sẽ khác nhau. Đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ sẽ cần nhiều thời gian để cơ thể bình phục so với người trưởng thành.

Đối với trường hợp người bệnh mắc viêm phế quản do hút thuốc lá, sức đề kháng yếu thì cần phải theo dõi chặt chẽ hơn, tránh để bệnh chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể chuyển biến thành viêm phế quản mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, suy hô hấp…

5. Khi nào người bệnh viêm phế quản cần gặp bác sĩ?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh cần thăm khám sớm. Tại các cơ sở y tế uy tín, người bệnh được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh và tình trạng mắc bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với thể trạng thực tế của từng người.

Người bệnh mắc viêm phế quản cấp j20 có thể cải thiện và khỏi bệnh trong thời gian 7-10 ngày nếu được điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên có một số trường hợp, bệnh diễn biến nặng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

– Ho dai dẳng, không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn.

– Khó thở, thở gấp, khò khè.

– Ho có đờm

– Sốt cao không giảm..

– Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đến thăm khám sớm nhất nếu phát hiện và nghi ngờ mắc viêm phế quản j20.

Khi nào người bệnh viêm phế quản cần gặp bác sĩ?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh cần thăm khám sớm để bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp

6. Cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 hiệu quả

Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn viêm phế quản cấp. Tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thì mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

– Bỏ thuốc lá và không tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.

– Giữ thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,…

– Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.

– Hạn chế sử dụng những thực phẩm lạnh, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức uống có chứa gas, cồn, cafein,…

– Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện và nâng cao sức đề kháng.

– Điều trị triệt để các bệnh lý đường hô hấp.

– Chủ động tiêm vacxin phòng chống viêm phổi, cúm, ho gà,…

Cách phòng ngừa viêm phế quản cấp j20 hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện và nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về viêm phế quản j20, hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng sớm để có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh cần thăm khám sớm và điều trị sớm để quá trình hồi phục đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital