Triệu chứng và cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Lê Ngọc Thương

Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại

Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái và là nỗi ám ảnh lớn lao của người bệnh. Vậy triệu chứng nào cảnh báo bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ phù hợp là gì. Tham khảo ngay bài viết của chúng tôi.

1. Triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ sẽ gây nên những triệu chứng cụ thể như:

– Vùng hậu môn ẩm ướt: Triệu chứng này có ngay từ thời điểm đầu của bệnh trĩ và kéo dài đến khi trĩ chuyển cấp độ nặng. Càng ngày, vùng hậu môn sẽ càng ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu. Tình trạng này xảy ra do vùng hậu môn xuất hiện 1 lượng dịch tiết ra khi bị trĩ.

– Vùng hậu môn đau rát: Người bị trĩ thường có cảm giác đau ở vùng hậu môn khi đi vệ sinh. Nguyên do là các búi trĩ đang căng phồng bị cọ xát khi đi vệ sinh sẽ bị tổn thương. Nếu bị trĩ nội thì hiện tượng đau rát xảy ra ở sâu bên trong ống hậu môn.

– Bị ra máu: Các mạch máu ở búi trĩ bị tổn thương khi đi vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu. Khi bệnh nhẹ, máu chỉ dính 1 ít hoặc nhỏ giọt. Nhưng khi bệnh trở nặng, máu có thể bắn thành tia. Khi đó sức khỏe của bệnh nhân vô cùng nguy hiểm.

– Vùng hậu môn bị sưng đỏ: Xung quanh lỗ hậu môn là một vùng sưng đỏ, giống với sự hình thành của bọng máu. Người bệnh cũng có thể bị viêm nhiễm gây đau hoặc mưng mủ.

– Búi trĩ bị sa ra ngoài; Đối với trĩ nội, khi búi trĩ sa ra ngoài không đẩy lên được là đã ở cấp độ nặng cần can thiệp ngoại khoa. Một số trường hợp bệnh nhẹ hơn thì trĩ sẽ sa xuống khi đi vệ sinh và sẽ co lên sau đó.

Điều trị bệnh trĩ ra sao

Bệnh trĩ khi xuất hiện triệu chứng cần được điều trị càng sớm càng tốt

2. Điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Trĩ khi có triệu chứng cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng xảy ra. Trường hợp trĩ chưa có triệu chứng, lưu ý nhất là cần ăn nhiều rau xanh, sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ để ngăn chặn trĩ tiến triển.

2.1. Điều trị bệnh trĩ với thuốc

Áp dụng với:

– Trĩ độ 1, trĩ độ 2, búi trĩ có thể tự co, chưa có nguy cơ gây biến chứng.

Phương pháp cụ thể:

– Kết hợp dùng thuốc và dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp ngăn chặn bệnh tiến triển

Dùng thuốc như sau:

– Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường là: thuốc uống làm chắc tĩnh mạch, hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch, nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa. Thuốc bôi tại chỗ để khắc phục các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu…

– Mỗi bệnh nhân có 1 tình trạng khác nên đơn thuốc cần được kê riêng biệt. Do đó, không dùng đơn thuốc của người khác, không tự ý dùng thuốc. Mọi hướng dẫn dùng thuốc trong bài viết chỉ để tham khảo.

Về ăn uống, sinh hoạt cần chú ý:

– Chế độ giàu chất xơ, nhiều rau xanh, hạn chế đồ cay nóng, thực đơn hỗ trợ tiêu hóa

– Vùng hậu môn cần hạn chế bị tác động hay va chạm mạnh

– Chú ý lúc đi vệ sinh không ngồi quá lâu, kết hợp dùng thuốc chứ không nên cố rặn mạnh khi bị táo bón

– Vận động hằng ngày chứ không nên ngồi 1 chỗ

– Ngâm hậu môn để dễ chịu hơn nếu có cảm giác khó chịu

Điều trị bệnh trĩ hiệu quả cần gì

Điều trị bệnh trĩ cần dùng thuốc kết hợp sinh hoạt, ăn uống điều độ

2.2. Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật

Áp dụng với:

– Trĩ độ 3, độ 4 với các triệu chứng nghiêm trọng

– Trĩ sà xuống không co được lên

– Trĩ nguy cơ gây các biến chứng huyết khối, sa nghẹt, hoại tử…

Việc can thiệp bằng thuốc đã không còn tác dụng. Vì vậy cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

– Phẫu thuật kinh điển Milligan Morgan: Áp dụng phổ biến trước đây do thực hiện được với đa dạng các loại trĩ. Tuy vậy, phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ gây đau đớn dài lâu sau mổ.

– Phương pháp Longo: Phương pháp hiện đại được áp dụng phổ biến gần đây. Ưu điểm của phương pháp là dùng súng tự động để khâu và cắt nguồn cung cấp máu cho các búi trĩ. Từ đó, các búi trĩ sẽ tự teo và co lên. Lớp niêm mạc cũng được khâu treo lại. Đặc biệt phẫu thuật được thực hiện ở vùng vô cảm nên bệnh nhân đỡ đau, mau chóng phục hồi hơn.

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi trĩ chuyển giai đoạn nặng

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi trĩ chuyển giai đoạn nặng

3. Lưu ý về điều trị trĩ

– Một số trường hợp bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật cắt trĩ do sức khỏe không đáp ứng phẫu thuật. Những trường hợp này sẽ điều trị bảo tồn bằng thuốc. Cụ thể như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, viêm đại tràng… Do đó, bệnh nhân cần nói rõ với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chụp chiếu phù hợp để xác định tình trạng sức khỏe.

– Người bệnh có thể gặp 1 số biến chứng hậu phẫu thuật như chảy máu, tắc tiểu hoặc đại tiện mất tự chủ… Tuy nhiên những biến chứng này chỉ là tạm thời và diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài thì cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.

– Trĩ không nên chủ quan trong giai đoạn sớm. Người bệnh cần chú ý chủ động thăm khám để phát hiện bệnh. Điều trị càng sớm sẽ càng đơn giản và đỡ tốn kém.

– Việc ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng trong việc điều trị trĩ, dù là nội khoa hay ngoại khoa.

Điều trị bệnh trĩ cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tin vào các bài thuốc chưa được kiểm chứng có thể gây lở loét, đau đớn cho vùng hậu môn. Hiện nay, điều trị trĩ là rất riêng tư nên bệnh nhân đừng ngần ngại khi thăm khám và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital