Nhận biết các triệu chứng đau nửa đầu để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời là rất cần thiết. Đau nửa đầu rất dễ nhầm lẫn với đau đầu bình thường và bị bỏ qua vì nhiều người chủ quan cho rằng bệnh không quá nguy hiểm. Thực tế là đau nửa đầu nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, kéo theo các biến chứng như suy giảm trí nhớ, mất trí, trầm cảm, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Menu xem nhanh:
Các triệu chứng đau nửa đầu thường gặp
Đúng như tên gọi, triệu chứng đau nửa đầu điển hình là những cơn đau ở một bên đầu xuất hiện bất thình lình, cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng. Cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh di chuyển hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích như tiếng ồn của xe cộ hay máy móc.
Các triệu chứng kèm theo đau nửa đầu
Các triệu chứng khác của bệnh đau nửa đầu mà người bệnh có thể gặp là:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Đó là lý do tại sao nhiều người bị đau nửa đầu muốn nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh.
- Đổ mồ hôi
- Mất tập trung
- Cảm thấy rất nóng hoặc rất lạnh
- Tiêu chảy
Không phải tất cả những người bị đau nửa đầu đều trải qua những triệu chứng bổ sung này và một số trường hợp có các triệu chứng này nhưng lại không bị đau đầu.
Các triệu chứng đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 giờ cho đến 72 giờ, tần suất cơn đau trung bình tùy theo hoạt động cơ thể.
Triệu chứng cảnh báo cơn đau nửa đầu sắp xảy đến: xuất hiện hào quang
Khoảng 1/3 người mắc chứng đau nửa đầu có các triệu chứng cảnh báo trước, được được gọi là hào quang, cụ thể là:
- Cảm thấy có ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hoặc một điểm sáng mờ ảo. Chúng di chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mặt.
- Tê, ngứa ở một bàn tay và sau đó chuyển dần lên cánh tay trước khi ảnh hưởng đến mặt, môi và lưỡi của người bệnh.
- Cảm thấy chóng mặt
- Khó nói
- Mất ý thức (triệu chứng này rất hiếm)
Các triệu chứng xuất hiện hào quang thường phát triển trong khoảng 5 phút và kéo dài đến một giờ.
Đau nửa đầu bên trái nguyên nhân do đâu?
Đau nửa đầu bên trái do nhiều nguyên nhân gây nên trong đó có nguyên nhân từ bệnh viêm xoang.
Triệu chứng đau nửa đầu bên trái hoặc phải cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh u não, chứng đau nửa đầu sẽ phụ thuộc vào vị trí khối u trong não.
Đau nửa đầu bên trái do căng thẳng thần kinh, áp lực công việc, stress kéo dài… Bên cạnh đó, lao động vất vả, lo nghĩ căng thẳng, thiếu ngủ trầm trọng, thường xuyên bỏ bữa cũng là nguyên nhân gây đau đầu bên trái.
Cảnh báo chứng đột quỵ cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái. Một số bệnh nhân mạn tính làm đau nửa đầu tái phát và kéo dài như: Tăng huyết áp, bệnh hô hấp, bệnh tiêu hoá, rối loạn giấc ngủ, dinh dưỡng kém, sau chấn thương sọ não…
Đau nửa đầu bên phải cảnh báo bệnh gì?
Bệnh Migraine là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau đầu bên phải nặng, kèm theo đó là những hậu quả suy nhược nặng nề. Các triệu chứng đi kèm thường là:
- Chứng buồn nôn, hoặc nôn rất nhiều.
- Hoa mắt, chóng mặt, nhạy cảm ánh sáng và âm thanh.
- Đau theo từng cơn, giật nhói kiểu mạch đập kéo dài từ 4 – 72 giờ.
- Cơn đau đầu bên phải thường có dấu hiện nặng hơn khi hoạt động thể lực.
Khi nào cần tìm tới bác sĩ?
Thăm khám ngay khi có các triệu chứng đau nửa đầu để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị hiệu quả, đặc biệt với những trường hợp bị đau nửa đầu thường xuyên và đã điều trị bằng thuốc giảm đau nhưng không hiệu quả.
Kể cả khi đau nửa đầu được kiểm soát bằng thuốc giảm đau, người bệnh vẫn nên tới bệnh viện để theo dõi, điều trị để ngăn chặn sự xuất hiện của cơn đau nửa đầu trong tương lai.
Gọi cấp cứu ngay nếu:
- Bị tê liệt hoặc yếu ở một hoặc cả hai cánh tay và/hoặc một bên mặt
- Nói lắp, khó nói
- Đau đầu kèm theo sốt cao, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, nhìn đôi và phát ban.
Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đột quỵ hoặc viêm màng não, cần được xử trí càng sớm càng tốt.
Điều trị chứng đau nửa đầu
Một loạt các loại thuốc đã được chỉ định đặc biệt để điều trị đau nửa đầu. Ngoài ra, một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các vấn đề khác cũng có thể giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Thuốc được sử dụng để chống lại chứng đau nửa đầu rơi vào hai loại chính:
Loại thuốc giảm đau. Điều trị cấp tính, các loại thuốc được chỉ định trong các cơn đau nửa đầu và được chỉ định để ngăn chặn các triệu chứng đã bắt đầu.
Loại thuốc dự phòng. Những loại thuốc được dùng thường xuyên, thường là hàng ngày, để giảm bớt mức độ nghiêm trọng hoặc tần số của chứng đau nửa đầu.
Chọn một chiến lược để quản lý chứng đau nửa đầu phụ thuộc vào tần số và mức độ nghiêm trọng của đau đầu, mức độ của tình trạng khuyết tật gây ra nhức đầu, và các vấn đề y tế.
Một số loại thuốc không nên dùng nếu đang mang thai hoặc cho con bú. Một số không được sử dụng cho trẻ em. Bác sĩ có thể giúp tìm ra loại thuốc phù hợp.
Khám và điều trị đau nửa đầu tại bệnh viện Thu Cúc
Khám đau nửa đầu tại bệnh viện Thu Cúc sở dĩ là dịch vụ uy tín được nhiều người bệnh tin chọn, bởi không chỉ nổi bật ở thế mạnh về cơ sở vật chất, khoa nội thần kinh bệnh viện Thu Cúc còn hội tụ đội ngũ các y bác sĩ giỏi, trong đó phải kể tới Tiến sĩ, Nguyễn Văn Doanh – Chuyên gia Nội thần kinh hơn 40 năm kinh nghiệm. Nguyên chủ nhiệm khoa thần kinh Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô (Nay là bệnh viện Hữu Nghị).
Ngoài ra, bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau đầu để chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
Không những thế, chi phí thăm khám và điều trị tại viện còn được thanh toán bảo hiểm theo quy định.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết bệnh viện Thu Cúc khám và điều trị bệnh đau nửa đầu như thế nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 để được hỗ trợ
Ý kiến người bệnh
“Tôi bị chứng đau nửa đầu nhiều năm nay gần đây khó chịu quá tôi đến bệnh viện Thu Cúc thăm khám với bác sĩ Doanh. Bác sĩ cho thuốc và tư vấn tôi rất chu đáo. Điều trị theo đúng yêu cầu của bác sĩ hiện chứng đau đầu của tôi đã thuyên giảm rất nhiều, tôi ăn uống ngon miệng hơn, tập luyện thể dục nữa tôi thấy cơ thể khỏe mạnh hơn nhiều.” – Nguyễn Ngọc Hòa, 49 tuổi, Hà Nội.