Trong các bệnh lý về tai mũi họng, viêm xoang là một trong những bệnh khó điều trị dứt điểm nhất, đặc biệt là viêm xoang sàng sau. Vậy, viêm xoang sàng sau là gì và làm thế nào để nhận biết?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan bệnh viêm xoang sàng sau
Xoang sàng gồm 4 hốc rỗng, thông với nhau nằm. Chúng nằm phía sau hốc xoang trước, gần phía gáy. Cũng như các hốc xoang khác, vai trò của các hốc xoang sàng chính là trao đổi khí, cân bằng áp suẩt và tham gia vào các hoạt động của hô hấp.
Khi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh tấn công xoang sàng sau thông qua đường mũi, lớp niêm mạc bao phủ bề mặt xoang sàng sau sẽ bị sưng tấy. Từ đó, các dịch hô hấp trong hốc xoang sàng sau không thể thoát ra ngoài, gây tắc nghẽn, ứ đọng, hình thành dịch mủ. Hiện tượng này chính là viêm xoang sàng sau.
Khi hốc xoang sàng sau bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức âm ỉ, lan dần từ hốc xoang đến vùng sau gáy, xuống vai. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ảnh hưởng đến cả mắt, gây ra những triệu chứng như: Đau mắt, mắt sưng đỏ, viêm mắt và có dịch mủ…
Nếu viêm xoang sàng sau không được điều trị tốt, sức khỏe và cả thể lực của người bệnh sẽ bị đe dọa. Không những thế, các hốc xoang khác cũng không tránh khỏi liên lụy vì chúng đều thông nhau.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm xoang sàng sau là gì?
Đều là viêm xoang nhưng viêm xoang sàng sau lại có những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt. Những dấu hiệu ấy chủ yếu dựa vào vị trí xuất hiện các cơn đau nhức, cũng như các khu vực và các cơ quan bị ảnh hưởng ở xung quanh.
2.1. Triệu chứng phổ biến của viêm xoang sàng là gì? Đau nhức đầu
Vì toàn bộ các hốc xoang đều nằm rải rác trên mặt, trải dài từ giữa trán đến hàm trên, từ trước ra sau gáy. Do đó, viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng sau đều khiến người bệnh bị những cơn đau nhức đầu hành hạ.
Chưa hết, những cơn đau còn phát triển mạnh mẽ cả về mức độ lẫn diện tích. Lâu ngày, cơn đau đầu sẽ nhanh chóng lan lên hai bên thái dương rồi tới khu vực dưới trán, giữa hai khóe mắt.
Chính vì những triệu chứng phổ biến này, người bệnh thường nhầm lẫn với viêm mũi hoặc viêm xoang trán. Tuy nhiên những cơn đau do viêm xoang sàng sau gây ra tập trung chủ yếu ở sống mũi và giữa hai khóe mắt.
2.2. Hơi thở có mùi hôi
Khi dịch viêm trong hốc xoang sàng sau tích tụ lâu ngày, không được dẫn lưu ra ngoài, chúng sẽ chảy xuống họng. Điều này không chỉ gây ra viêm họng mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Khi ấy, hơi thở có mùi khó chịu. Nếu người bệnh viêm xoang sàng sau không vệ sinh răng miệng kỹ, không uống đủ nước thì bệnh tình sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.3. Cổ họng có cảm giác vướng đờm
Đờm bản chất là dịch nhầy hô hấp cùng với dịch viêm bị tràn từ hốc xoang. Chúng gây vướng víu và ngứa rát. Đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi sinh vật có hại sinh sôi và phát triển.
Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh bị viêm họng. Những triệu chứng bao gồm khó chịu, ho khan nhiều, muốn khạc nhổ, gặp khó khăn khi nói, khi nuốt… Không những thế, nó còn có nguy cơ khiến người bệnh thở khò khè, khó thở. Đặc biệt, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn về đêm, thậm chí là gây ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
Tuy nhiên, sự hình thành đờm trong cổ họng cũng có nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế, người bệnh cần tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và đưa ra nhận định chính xác.
2.6. Triệu chứng nghiêm trọng của viêm xoang sàng là gì? Giảm thị lực
Với vị trí nằm rất gần hai ổ mắt – nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh và mạch máu, viêm xoang sàng sau còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống phức tạp này. Cụ thể, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt và suy giảm thị lực. Vì vậy, người bệnh cần điều trị viêm xoang sàng sau sớm. Điều này là để hạn chế biến chứng đến ổ mắt.
3. Các biện pháp điều trị viêm xoang sàng sau là gì?
Viêm xoang sàng sau hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Điều trị sẽ hiệu quả nếu người bệnh tuân thủ nghiêm túc phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh.
3.1. Biện pháp điều trị nội khoa
Phần lớn, viêm xoang sàng khi chưa trở nặng thì chỉ cần điều trị nội khoa. Các loại thuốc đặc trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng. Các loại thuốc sẽ có làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đồng thời khôi phục chức năng niêm mạc. Để đạt hiệu quả cao nhất, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên ưu tiên dùng các loại thuốc dạng xịt hoặc nhỏ. Những loại thuốc này giúp loại bỏ tối đa các loại vi khuẩn, nấm…
Đối với các triệu chứng đau nhức, ngạt mũi… bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, thuốc chống ngạt mũi… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước để tăng cường miễn dịch.
3.2. Biện pháp phẫu thuật nội soi
Nếu áp dụng biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, tình trạng nhiễm trùng trở nặng. Khi ấy, có thể bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc, chỉ định người bệnh nên thực hiện phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật nội soi đang được đánh giá là ưu việt nhất hiện nay. Phẫu thuật nội soi có những ưu điểm vượt trôi như:
– Sử dụng trang thiết bị hiện đại, đem lại hình ảnh chất lượng cao. Điều này giúp bác sĩ tiếp cận và thao tác chính xác;
– Loại bỏ chính xác và triệt để các tác nhân gây bệnh. Phục hồi chức năng dẫn lưu và thông khí;
– Hạn chế chảy máu, bảo tồn tối đa các mô lân cận chưa bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng nhẹ có khả năng phục hồi;
– Không rạch ngoài da, không để lại sẹo, đảm bảo thẩm mỹ;
– Tiết kiệm thời gian phẫu thuật và hậu phẫu, ngăn ngừa tối đa các biến chứng sau phẫu thuật;
Có thể nói, viêm mũi xoang nói chung và viêm xoang sàng sau nói riêng đều là những bệnh dễ mắc, dễ biến chứng và khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị ngay từ những triệu chứng nhỏ nhất. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh hiểu rõ viêm xoang sàng sau là gì, cũng như dấu hiệu của bệnh để sớm can thiệp điều trị.