Nhận biết được các triệu chứng bệnh giãn phế quản sẽ giúp bạn chủ động hơn trong thăm khám sức khỏe sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thùy, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu…
Menu xem nhanh:
1. Những triệu chứng bệnh giãn phế quản không nên bỏ qua
Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục của các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Giãn phế quản có thể do bẩm sinh, di truyền hay mắc phải, trong đó bệnh mắc phải phổ biến hơn cả và có thể phòng ngừa được.
Triệu chứng bệnh giãn phế quản phụ thuộc vào độ lan rộng, mức độ nặng nhẹ cũng như các biến chứng có thể gặp phải. Theo phân loại lâm sàng, giãn phế quản được chia thành nhiều loại khác nhau bao gồm: giãn thế quản thể ướt, giãn phế quản thể khô và giãn phế quản hỗn hợp. Mỗi loại bệnh có thể có những biểu hiện riêng…
Một số triệu chứng bệnh giãn phế quản thường gặp là:
- Khạc ra đờm: là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bị giãn phế quản, xuất hiện ở khoảng 80% ca mắc. Bệnh nhân thường có xu hướng khạc đờm nhiều vào buổi sáng sớm. Số lượng đờm khạc nhiều hay ít tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, trung bình từ 20 – 100 ml/ ngày, có trường hợp khạc đờm nhiều có thể lên tới 300 ml/ ngày. Đờm thường có mùi hôi, khó chịu, có thể có mủ…
- Ho: thường xuất hiện theo triệu chứng khạc ra đờm
- Ho ra máu: xuất hiện ở khoảng 8% bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản. Máu thường màu đỏ tươi lẫn với đờm hay toàn phần. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào tổn thương mạch máu.
- Sốt cao, tăng bạch cầu
- Ngón tay dùi trống: thường gặp ở khảng 50% bệnh nhân giãn phế quản, thường gặp ở bệnh nhân thể lan toản hay thể ướt
- Khó thở…
2. Chẩn đoán giãn phế quản như thế nào?
Chẩn đoán giãn phế quản thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
- X quang phổi chuẩn có giá trị gợi ý chẩn đoán
- Chụp phế quản cản quang: là phương pháp chẩn đoán xác định giãn phế quản. Phương pháp này giúp xác định thể giãn phế quản và độ lan rộng giãn phế quản.
- Chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao: có thể chẩn đoán tình trạng giãn phế quản từ trung bình đến nặng. Đây là phương pháp có thể đánh giá trực tiếp phế quản bị giãn, nhu phổi xung quanh
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng hô hấp, soi phế quản… cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp khi có biểu hiện bệnh…
Trên đây là những thông tin tham khảo về triệu chứng giãn phế quản. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.