Trĩ nội độ 2 là 1 trong 4 giai đoạn phát triển của trĩ nội. Các thông tin về điều trị trĩ độ 2 được đông đảo người bệnh trĩ quan tâm vì đây được coi là thời điểm lý tưởng để thoát trĩ hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về trĩ nội độ 2
1.1. Trĩ nội độ 2 là gì?
Bệnh trĩ nội là bệnh xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch vùng trực tràng giãn nở quá mức do các áp lực kéo dài và hình thành nên búi trĩ bên trên thành trực tràng. Trĩ nội được diễn biến theo 4 cấp độ của búi trĩ với các triệu chứng và mức độ khó chịu tăng dần.
– Trĩ độ 1: Búi trĩ hình thành bên trong thành trực tràng và chưa sa ra ngoài, có triệu chứng đi ngoài ra máu.
– Trĩ độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài khi người bệnh dùng sức rặn mạnh lúc đi đại tiện nhưng sau đó có thể tự co lên.
– Độ 3: Búi trĩ to dần và sa ra ngoài nhiều hơn khi đại tiện nhưng lúc này không tự co lên được mà phải dùng tay đẩy mới lên.
– Độ 4: Búi trĩ sưng to và sa ra ngoài không kiểm soát dù dùng tay cũng không đẩy lên được. Các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, chảy máu ngày một nghiêm trọng.
1.2. Nhận biết trĩ nội độ 2
Bệnh trĩ độ 2 được coi là cấp độ nhẹ của trĩ nội. Búi trĩ mới hình thành và hầu như chưa gây ra nhiều triệu chứng hay những khó chịu cho người bệnh. Chính vì thế, việc nhận biết sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu để ý vẫn có thể dựa theo các dấu hiệu của bệnh như sau:
– Tình trạng xuất huyết: Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất với bệnh trĩ nội nói chung. Người bệnh thường thấy có máu xuất hiện mỗi lần đi đại tiện, có thể là vương ở giấy vệ sinh hoặc chảy nhỏ giọt, chảy máu nhưng hầu như không đau.
– Cảm giác khó chịu, ngứa rát vùng hậu môn: Đối với trĩ nội độ 1, độ 2 thì người bệnh chưa cảm thấy nhiều khó chịu. Điển hình nhất là mỗi khi đại tiện, khi phân đi qua búi trĩ rồi vương lại 1 lượng phân nhỏ hoặc dịch nhầy, làm kích ứng da và gây ngứa, càng dùng giấy cọ vào cảm giác ngứa càng khó chịu hơn.
– Hiện tượng sa búi trĩ: Búi trĩ nội độ 2 có thể di chuyển và sa xuống hậu môn mỗi khi đi đại tiện nhưng sẽ tự co lên ngay khi ngừng rặn. Như vậy, mỗi lần đi đại tiện, người bệnh để ý sẽ thấy có phần thịt thừa nhô ra và tự co lại.
2. Trĩ nội độ 2 có chữa khỏi được không?
Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội độ 2 nói riêng đều có thể được điều trị thành công nếu thực hiện đúng phương pháp và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung, việc tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, cụ thể là trĩ độ 1, độ 2, sẽ mang lại nhiều lợi ích như áp dụng phương pháp nhẹ nhàng hơn hơn, cho hiệu quả cao, ngăn ngừa biến chứng bệnh cũng như giảm tỷ lệ tái trĩ tối ưu.
Việc điều trị trĩ dứt điểm phải thực hiện đúng phương pháp, trúng đích ngay từ đầu bằng và đi từ đúng căn nguyên bệnh nếu không bệnh hoàn toàn có thể tái lại, và thường sẽ nặng hơn ở mỗi lần tái sau đó. Người bệnh cần tiến hành thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa để đánh giá đúng tình trạng búi trĩ và được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3. Phương pháp chữa trĩ độ 2 được áp dụng
Đối với trĩ nội cấp độ 2, phương pháp được ưu tiên sẽ là điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng cách. Tuy nhiên, vẫn có 1 số trường hợp cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ khi có chỉ định từ bác sĩ.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Với các búi trĩ độ 1, độ 2 có thể điều trị hiệu quả bằng việc sử dụng kết hợp các loại thuốc uống và thuốc bôi. Thuốc uống có tác dụng giúp tăng cường thành tĩnh mạch, giảm đau, chống viêm hiệu quả. Thuốc bôi ngoài da sẽ xử lý các triệu chứng tại chỗ như giảm ngứa, giảm sưng,..
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, chỉ tiến hành điều trị nội khoa khi có chỉ định từ bác sĩ sau khi đã thăm khám đầy đủ. Tuân thủ đúng loại thuốc, liều lượng và duy trì sử dụng theo đơn kê. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc tự điều trị tại nhà.
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn đúng cách để ngăn ngừa táo bón cùng lối sống, sinh hoạt phù hợp người bệnh trĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất và nhanh chóng khỏi bệnh.
3.2. Phẫu thuật cắt búi trĩ
Các trường hợp trĩ nội cấp độ 2 được chỉ định thực hiện cắt trĩ:
– Trường hợp búi trĩ sa niêm mạc trực tràng.
– Trường hợp không đáp ứng yêu cầu điều trị nội khoa hoặc dùng thuốc không có hiệu quả.
Phẫu thuật là giải pháp giúp triệt tiêu búi trĩ nhanh nhất nhưng nhiều người bệnh vẫn còn lo ngại từ tâm lý sợ mổ, sợ đau mà trì hoãn việc điều trị. Hiện nay, với sự ra đời của các phương pháp mổ trĩ ít xâm lấn, ít đau, những lo ngại nêu trên đều có thể được giải quyết.
Mổ trĩ Longo – Giải pháp tối ưu cho người bệnh sợ mổ, sợ đau
Mổ trĩ Longo được tiến hành trên đường lược thay vì rạch bên rìa hậu môn như những phương pháp truyền thống. Đường lược là nơi tập trung ít các đầu mút thụ cảm nên sẽ giảm tải tối đa đau đớn gây ra cho người bệnh cả trong và sau mổ. Bác sĩ sẽ sử dụng súng khâu cắt tự động hiện đại, kéo búi trĩ về lại bị trí bình thường rồi tiến hành khâu mạch máu, ngăn máu tới búi trĩ và khiến búi trĩ hoại tử và dần co lại.
Ưu điểm của mổ trĩ Longo là ít xâm lấn, ít gây đau đớn, tiến hành nhanh chóng (khoảng 30 phút), cho hiệu quả tốt, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế thấp nhất tỷ lệ búi trĩ tái phát (do đã triệt tiêu đường máu đi nuôi búi trĩ như đã nói ở trên).
Sau cắt trĩ, người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi và thăm khám để tìm ra đúng căn nguyên bệnh và tiến hành xử lý tận gốc, chặn đứng đường trĩ quay lại. Khi được chăm sóc đúng cách và thực hiện đầy đủ các chỉ định từ bác sĩ, người bệnh sẽ nhanh hồi phục và sớm trở lại làm việc, sinh hoạt bình thường.
Như vậy, bệnh trĩ nội độ 2 hoàn toàn có thể được chữa khỏi. Điều quan trọng là người bệnh cần có cái nhìn đúng về trĩ, không nên vì bất kỳ lý do nào mà trì hoãn việc thăm khám và điều trị.