Ho do trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của những bất thường nghiêm trọng hơn về sức khỏe đường tiêu hóa. Để điều trị ho do trào ngược dạ dày, việc chẩn đoán chính xác xác định nguyên nhân là điều kiện tiên quyết giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Ho do trào ngược dạ dày: Nguyên nhân và biểu hiện
Ho do trào ngược dạ dày là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi axit từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và họng, kích thích niêm mạc và gây ra phản xạ ho. Tình trạng này thường kéo dài, đặc biệt vào ban đêm hoặc sau khi ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
1.1. Nguyên nhân gây ho do trào ngược dạ dày
Ho xuất phát từ trào ngược dạ dày chủ yếu do các yếu tố sau:
– Suy yếu cơ vòng thực quản dưới (LES): Cơ vòng này đóng vai trò như một “cửa van” ngăn axit trong dạ dày trào lên thực quản. Khi cơ vòng yếu hoặc không đóng kín, axit sẽ dễ dàng chảy ngược, gây kích ứng.
– Áp lực trong dạ dày tăng cao: Ăn quá no, béo phì hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh làm tăng áp lực trong dạ dày, đẩy axit lên trên.
– Thoát vị hoành: Một phần dạ dày bị đẩy lên lồng ngực, làm suy yếu chức năng của cơ vòng thực quản và dẫn đến trào ngược.
– Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia, cà phê, ăn đồ chiên rán hoặc hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trào ngược.
1.2. Biểu hiện điển hình của ho do trào ngược
– Ho kéo dài: Thường không có đờm, xuất hiện dai dẳng, đặc biệt sau bữa ăn hoặc khi nằm ngủ.
– Ợ nóng, ợ chua: Cảm giác nóng rát sau xương ức, kèm vị chua trong miệng.
– Đau rát họng: Họng bị kích ứng bởi axit, gây đau và khàn giọng.
– Khó nuốt: Cảm giác vướng víu hoặc nghẹn khi ăn uống.
Để khắc phục tình trạng này, trước hết, cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhằm tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
2. Muốn trị ho do trào ngược dạ dày cần bắt đầu từ đâu?
Để trị ho do trào ngược nói riêng và trị trào ngược nói chung cần bắt đầu từ việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân thực sự, phân biệt ho trào ngược với các loại ho do các bệnh lý khác. Từ đó, bác sĩ đưa ra được các chỉ định chính xác giúp chấm dứt tình trạng ho.
2.1. Trị ho do trào ngược dạ dày: Thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác
Việc điều trị ho do trào ngược dạ dày không thể chỉ dựa vào triệu chứng bên ngoài mà cần thông qua các phương pháp chẩn đoán hiện đại để xác định nguyên nhân cụ thể. Thăm khám chuyên khoa tiêu hóa sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình trạng của mình và nhận được lộ trình điều trị phù hợp.
Hiện nay, Thu Cúc TCI đi đầu trong việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán hiện đại, chính xác có thể kể đến như:
– Nội soi dạ dày – thực quản: Đây là phương pháp phổ biến, sử dụng ống nội soi có gắn camera để kiểm tra trực tiếp niêm mạc thực quản và dạ dày. Nội soi giúp phát hiện viêm loét, tổn thương hoặc các dấu hiệu của trào ngược.
– Đo pH thực quản 24 giờ: Phương pháp này đo lượng axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản trong vòng 24 giờ. Kết quả đo cung cấp thông tin chi tiết về mức độ trào ngược và tần suất xảy ra, từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
– Đo áp lực thực quản (HRM): Đây là kỹ thuật hiện đại, đánh giá hoạt động của cơ vòng thực quản và khả năng co bóp của thực quản. Thu Cúc TCI là một trong số ít các bệnh viện tại Việt Nam áp dụng phương pháp này, đảm bảo độ chính xác cao trong chẩn đoán các vấn đề liên quan đến nuốt và trào ngược.
2.2. Trị ho do trào ngược dạ dày bằng cách trị trào ngược dạ dày
Muốn trị dứt điểm ho do trào ngược, bạn cần tập trung vào xử lý tận gốc nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Các biện pháp điều trị trào ngược gồm điều chỉnh lối sống, dùng thuốc và can thiệp trong trường hợp đặc biệt.
Trong đó, về chế độ ăn, bạn nên ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên rán hoặc có tính axit cao. Ngoài ra, bạn cần chú ý tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no.Về thói quen sinh hoạt, bạn nên chú ý tư thế ngủ: Nâng cao đầu giường khi ngủ để giảm nguy cơ axit trào lên thực quản.
Ngoài thay đổi lối sống – phương pháp lâu dài cần áp dụng, người bệnh có thể được kê thêm thuốc sau khi thực hiện thăm khám và chẩn đoán. Bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm tiết axit (như PPI hoặc H2-blockers) hoặc thuốc tăng cường chức năng cơ vòng thực quản. Bệnh nhân lưu ý, cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và hướng dẫn mới đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả trong điều trị ho do trào ngược dạ dày nói riêng và trào ngược dạ dày nói chung.
Khi trào ngược không đáp ứng với điều trị nội khoa, một số phẫu thuật thực quản có thể được xem xét. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng cho bệnh nhân trào ngược nặng và không có tiến triển khi sử dụng thuốc. Người bệnh cũng cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Một số lưu ý giúp bạn so sánh ho do trào ngược và ho do bệnh lý khác
Ho do trào ngược dạ dày và ho do các bệnh lý khác có một số đặc điểm khác biệt. Ho do trào ngược thường kéo dài, không có đờm, xuất hiện nhiều sau bữa ăn, khi nằm hoặc vào ban đêm. Triệu chứng này thường đi kèm với ợ nóng, ợ chua, đau rát họng và cảm giác vướng ở cổ họng. Trong khi đó, ho do các bệnh lý khác có biểu hiện: Ho do viêm họng hoặc cảm lạnh thường đi kèm đau họng, sốt và có đờm. Ho do hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm, kèm theo khò khè và khó thở. Viêm phổi gây ho đờm đục, đau ngực, khó thở và sốt cao.
Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân, cần đến thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa.
Trị ho do trào ngược dạ dày là điều cần thiết bởi tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Việc thăm khám chuyên khoa để chẩn đoán chính xác là bước đầu tiên và quan trọng nhất để trị dứt điểm. Với sự hỗ trợ của các phương pháp chẩn đoán hiện đại tại Thu Cúc TCI, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tìm được giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.