Quấy khóc ngày rằm ở trẻ có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường, cũng có thể là biểu hiện báo hiệu các vấn đề sức khỏe ở trẻ. Bài viết sau đây giúp cha mẹ “đọc vị” tiếng khóc của trẻ và cách khắc phục khi trẻ quấy khóc ngày rằm.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu thông điệp từ tiếng khóc ngày rằm của trẻ
Tiếng khóc là cách trẻ giao tiếp với bố mẹ khi chưa biết nói. Thông qua tiếng khóc, trẻ thể hiện trạng thái tâm lý, cảm xúc cho cha mẹ biết. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ hoang mang khi thấy con quấy khóc ngày rằm và cho rằng bé đã nhìn thấy những thứ không sạch sẽ. Trên thực tế, trẻ quấy khóc ngày rằm chỉ là sự trùng hợp. Trẻ có thể khóc và quấy bất kỳ thời điểm nào khi con cảm thấy không thoải mái.
Về cơ bản, trẻ nhỏ thường quấy khóc để thể hiện trạng thái đói, buồn ngủ. Thế nhưng, không phải lúc nào trẻ cũng đói hoặc buồn ngủ và không phải cha mẹ nào cũng hiểu được thông điệp mà trẻ đang muốn gửi gắm tới cha mẹ qua tiếng khóc.
Nhìn chung, 3 tháng đầu sau sinh là giai đoạn bé khóc nhiều. Tiếng khóc của con là tín hiệu có thang bậc. Tiếng khóc càng lớn kèm nức nở thì thể hiện nỗi bất an càng lớn của con. Tuy nhiên, cha mẹ cần dựa vào nhiều thông tin hơn để hiểu thông điệp từ tiếng khóc của con.
2. Nguyên nhân trẻ quấy khóc ngày rằm
Trẻ có thể khóc vì rất nhiều lý do. Nhưng về cơ bản, tiếng khóc thể hiện cảm xúc không mấy dễ chịu của con trẻ khi:
– Bị đói: Đây là nguyên nhân đầu tiên cha mẹ thường nghĩ tới khi con trẻ quấy khóc. Khi trẻ còn quá nhỏ, tiếng khóc là cách trẻ thể hiện các trạng thái mà mình đang mắc phải. Đa phần trẻ đói thường khóc để báo hiệu cho cha mẹ. Để xác định đúng cơn khóc của trẻ là do đói thì cha mẹ có thể nhận biết qua biểu hiện trẻ khóc gắt, miệng nhóp nhép, tìm vú mẹ.
– Do bỉm tã bẩn: Bé còn quá nhỏ để có thể nói với bố mẹ rằng “Con ị rồi mẹ ơi!”, “Con tè rồi bố ơi!”… Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, việc trẻ quấy khóc có thể là biểu hiện bỉm tã của bé đã bẩn và muốn được cha mẹ thay ngay.
– Do trẻ gắt ngủ, buồn ngủ: Gắt ngủ hoặc buồn ngủ cũng là nguyên do khiến trẻ quấy khóc với cha mẹ. Cha mẹ không nên chủ quan khi nghĩ rằng con có thể tự ngủ mà không cần dỗ dành; Đôi khi, bé khóc cũng biểu hiện cho việc con không muốn chơi nữa, con cần được yên tĩnh để ngủ.
– Muốn được cha mẹ ôm ấp, vỗ về: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ luôn cần sự âu yếm, vỗ về của cha mẹ. Cảm giác được bảo vệ, che chở giúp con yên tâm hơn khi ăn hoặc khi ngủ. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể nhận ra cha mẹ qua mùi hương. Khi được người lạ bế, một số bé cũng sẽ quấy khóc nhiều. Do đó khi thấy con quấy khóc ngày rằm, cha mẹ có thể hiểu là con đang cần được yêu thương.
– Bé quá lạnh hoặc quá nóng: Sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ cũng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bật khóc. Đó cũng là lý do vì sao cha mẹ luôn được cảnh báo về việc ủ ấm hoặc để con thoải mái trong từng thời điểm trong ngày.
– Bé mọc răng: Mọc răng là một trải nghiệm đau đớn với con trẻ vì khi răng mọc xuyên qua lớp lợi cứng gây sưng và đau. Không phải bé nào cũng quấy khóc vì mọc răng. Nhưng phần lớn các trẻ sẽ khó chịu khi lợi sưng đỏ. Nếu bé có biểu hiện quấy khóc ngày rằm mà không rõ nguyên nhân, bố mẹ hãy thử dùng tay thăm dò lợi bé để xem có phải là do thời kỳ mọc răng hay không. Trẻ thường mọc những chiếc răng sữa đầu từ tháng thứ 4 tới tháng thứ 7. Thời gian này có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé.
– Bé không muốn bị tác động, kích thích: Đôi khi trẻ khóc cũng là do không muốn bị tác động nhiều như véo má, rung lắc quá nhiều, ánh đèn quá chói sáng… Nhưng do còn quá nhỏ nên bé thường quấy khóc để báo hiệu với bố mẹ.
– Muốn được chơi nhiều hơn: Nhiều trẻ nhỏ khá hiếu động và háo hức khám phá thế giới xung quanh mình. Khi đó, bé sẽ muốn được bố mẹ hợp tác để bế và chơi cùng. Khi không được đáp ứng thì con cũng có thể quấy khóc để làm nũng bố mẹ.
– Bé cần ợ hơi: Cho bé ợ hơi không phải việc làm bắt buộc nhưng sẽ khá hữu ích nếu cha mẹ thấy con khóc nhiều sau khi ăn.
– Bé bị ốm: Nếu cha mẹ đã vỗ về và đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhưng con vẫn không nín thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang bị ốm. Hệ miễn dịch còn non nớt và các hệ cơ quan chưa hoàn thiện khiến con rất dễ bị các tác nhân có hại tác động. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh thường mắc các bệnh về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…Nếu thường xuyên thấy con khóc nhiều, khóc ngặt nghèo, nức nở… thì cha mẹ có thể đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh đúng cách.
3. Cần làm gì khi trẻ quấy khóc ngày rằm?
Cách mà cha mẹ ứng xử khi trẻ quấy khóc nhiều vào ngày rằm sẽ giúp trẻ nguôi ngoai và nín khóc. Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ xử lý tình huống khi thấy con quấy khóc:
Cố gắng giữ bình tĩnh để nhận ra thông điệp con đang muốn truyền tải.
– Vỗ về bé nhiều hơn để xoa dịu nỗi bất an và giúp con lấy lại sự bình tĩnh.
– Bế con lên để con hứng thú với thế giới xung quanh và nín khóc.
– Đưa con ra ngoài thay đổi không khí, tắm nắng bổ sung vitamin D.
– Để con nằm đúng tư thế, tránh gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày, nôn trớ…
– Cho con bú đủ lượng sữa cần thiết trong ngày.
– Thay bỉm tã và vệ sinh thường xuyên cho con.
– Bổ sung dưỡng chất đúng cách và cần thiết để con có một cơ thể khỏe mạnh.
– Đưa con đi khám sức khỏe nếu cha mẹ không thể dỗ dành bởi đây có thể là dấu hiệu cho biết con đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Trẻ quấy khóc ngày rằm là biểu hiện bình thường ở trẻ nhỏ. Cha mẹ phản ứng nhanh chóng với những thông điệp từ trẻ sẽ tạo cho con cảm giác an toàn. Do vậy, phụ huynh nên dành nhiều thời gian ở bên con, lắng nghe và dỗ dành con.