Theo thống kê, vitamin A là một trong vi chất thường bị thiếu hụt. Trẻ bị thiếu vitamin A dẫn đến sức đề kháng kém, phát triển chậm và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, trẻ em thiếu vitamin A là vấn đề nhiều phụ huynh lo lắng và muốn tìm mọi giải pháp để khắc phục. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tự hào là một địa chỉ tin cậy để điều trị hiệu quả tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng phác đồ dinh dưỡng khoa học.
Menu xem nhanh:
1. Vai trò của vitamin A đối với sự phát triển của trẻ
Vitamin A là một loại vitamin A tan trong chất béo, tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dưới dạng retinol, trong thực vật dưới dạng caroten (tiền vitamin A).
2. Biểu hiện thiếu vitamin A ở trẻ
2.1 Quáng gà
Biểu hiện sớm nhất của tình trạng trẻ em thiếu vitamin A chính là quáng gà. Khi bị quáng gà, trẻ thường nhút nhát, sợ đi lại, dễ bị té ngã trong môi trường không đủ ánh sáng cho tầm nhìn.
2.2 Vệt Bitot
Đây là triệu chứng của tổn thương kết mạc do bị thiếu vitamin A. Bệnh nhân sẽ có những vệt trắng bóng trên phần kết mạc (hay còn gọi là lòng trắng) có hình tam giác dạng đám bọt xà phòng, hay gặp ở phần sát rìa giác mạc và có thể xuất hiện ở cả 2 mắt.
2.3 Khô giác mạc
Phần giác mạc (lòng đen) sẽ có dấu hiệu mờ đục như màn sương phủ, cơ thể bị sần sùi, hay kèm theo biểu hiện khô kết mạc hoặc có vệt Bito. Trẻ khô giác mạc sẽ sợ ánh sáng, cụp mắt nhìn xuống và khi ra ánh sáng thường nhắm mắt.
2.4 Loét nhuyễn giác mạc
Đây là tình trạng mất tổ chức của một phần hay tất cả các lớp giác mạc. Trường hợp để loét giác mạc sâu và rộng thì có khả năng sẽ bị mù vĩnh viễn.
2.5 Bị sẹo giác mạc do khô mắt
Đây là di chứng xuất hiện sau khi bị loét giác mạc, tuỳ thuộc vào tình trạng sẹo sẽ ảnh hưởng đến thị lực hoặc có khả năng gây mù hoàn toàn.
2.6 Đáy mắt tổn thương do khô mắt
Trẻ trong độ tuổi đi học thường gặp tình trạng này, có thể sẽ bị cả quáng gà. Bệnh lý sẽ được phát hiện khi bác sĩ soi đáy mắt, phát hiện ra có các chấm nhỏ trắng hoặc vàng nhạt, rải rác dọc theo mạch máu võng mạc.
2.7 Biểu hiện qua các đánh giá hoá sinh
Thông qua các đánh giá hoá sinh được thực hiện, có thể phát hiện ra tình trạng thiếu hụt vitamin A ở trẻ:
BẢNG THEO DÕI BIỂU HIỆN CỦA TRẺ THIẾU VITAMIN A | ||||
Tình trạng | Vitamin A khẩu phần (mcg / ngày) | Vitamin A ở gan (mg/ kg) | Vitamin A huyết thanh (mcg/ kg) | Biểu hiện lâm sàng |
Tốt | Trên 400 | Trên 20 | Trên 20 (> 0.70 µmol / L) | Không |
Vùng ranh giới | 200 – 400 | 10 – 20 | 10 – 20 (0.35 – 0.70 µmol/L) | Có thể biểu hiện chậm lớn, ăn kém ngon, giảm sức đề kháng với nhiễm trùng |
Vùng ranh giới | Dưới 200 | Dưới 10 | Dưới 10 (< 0.35 µmol/L) | Có những biểu hiện lâm sàng như quáng gà, nhuyễn giác mạc…. |
3. Tác hại của việc thiếu vitamin A
– Gây ra các bệnh nguy hiểm về mắt như quáng gà, khô mắt…Trường hợp không được điều trị sớm có thể gây kết giác mạc, viêm kết mạc, biến chứng giác mạc và thậm chí dẫn tới mù lòa.
– Dễ mắc các bệnh lý về da như khô da, ngứa ngáy, tuyến nhờn bị hoạt động kém, da bị sần sùi tróc vảy…
– Có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan xơ ứ mật mạn tính, xơ gan hay ảnh hưởng đến chức năng gan.
4. Nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ
Nguyên nhân thiếu vitamin A ở trẻ chủ yếu do 2 nhóm sau:
4.1 Không cung cấp đủ vitamin A cho trẻ
Do vitamin A là dưỡng chất cơ thể không tự tổng hợp được nên bắt buộc phải bổ sung vitamin A trong chế độ ăn. Trẻ có chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin A có thể kể đến như:
– Ăn ít các loại rau củ, thực phẩm chứa vitamin A.
– Ăn bột gạo và thực phẩm chứa vitamin A tuy nhiên không có dầu mỡ dẫn đến vitamin A không tự tổng hợp được.
– Trẻ được nuôi bằng sữa bò tách bơ.
4.2 Cơ thể hấp thu kém
Trẻ bi các bệnh lý sau sẽ hấp thu kém vitamin A hơn những trẻ khác:
– Suy dinh dưỡng nặng.
– Tiêu chảy kéo dài.
– Mắc bệnh nhiễm khuẩn.
– Mắc bệnh gan mật.
5. Giải pháp cho trẻ em thiếu vitamin A
5.1 Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn bổ sung của trẻ cần cung cấp những thực phẩm giàu vitamin A như:
– Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: trứng, cá, thịt, tôm. gan….
– Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: các loại rau có hàm lượng beta – caroten đáng chú ý là rau muống, rau dền, rau ngót, các loại củ (gấc, cà rốt, đu đủ, xoài)…
– Thức ăn bổ sung cần có dầu hoặc mỡ để tăng cường hấp thu được vitamin A, vitamin D.
5.2 Bổ sung vitamin A liều cao
Với những trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, nên bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng/lần. Với những nơi khó khăn, có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao thì có thể mở rộng đến 60 tháng tuổi.
5.3 Khám dinh dưỡng tại các cơ sở y tế uy tín
Tại các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra được phác đồ điều trị dinh dưỡng khoa học phù hợp với từng trẻ. Từ đó, phụ huynh sẽ biết được chế độ dinh dưỡng hợp lý để cho trẻ ăn tại nhà.
6. Tại sao nên chọn khám dinh dưỡng tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc?
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng với hơn 30 năm kinh nghiệm. Trong đó, phải kể đến Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
– Sở hữu hệ thống trang thiết bị tân tiến như: Hệ thống robot xét nghiệm tự động, máy phân tích thành phần cơ thể Tanita – Nhật Bản, máy đo loãng xương DEXUMT – Hàn Quốc…
– Xây dựng phác đồ dinh dưỡng khoa học cho trẻ, giúp bé có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
– Tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân với 2 hình thức thanh toán BHYT và BHBL.
– Bệnh nhân được hướng dẫn tận tình và chu đáo từng bước trong quy trình thăm khám.
– Vô vàn tiện ích hấp dẫn đến từ thương hiệu đứng top 3 bệnh viện tư tốt nhất thành phố Hà Nội.