Trẻ bị tiêu chảy nên xử trí như thế nào?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Tiêu chảy là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ thường hoang mang, lo lắng không biến nên xử trí như thế nào cho đúng. Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên xử trí như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
trẻ bịu tiêu chảy xử trí như thế nào

trẻ bịu tiêu chảy xử trí như thế nào

TRẺ BỊ TIÊU CHẢY NÊN XỬ TRÍ NHƯ THẾ NÀO?

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ thường hoang mang, lo lắng không biến nên xử trí như thế nào cho đúng. Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên xử trí như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ngay khi có triệu chứng tiêu chảy

Khi thấy con em mình có biểu hiện của tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày, nôn ói nhiều, quấy khóc, biếng ăn, môi khô, mệt mỏi…) cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt. Căn cứ trên kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của trẻ và tư vấn cách xử trí đúng đắn nhất.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn sẽ giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%. Do vậy, trong quá trình trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ nên cố gắng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt; ăn từng chút một, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày; tuyệt đối không để trẻ nhịn đói, ăn kiêng; nên cho trẻ ăn cháo thịt nạc, cà rốt, ăn sữa chua, hồng xiêm, chuối, táo…

điều trị tiêu chảy ở trẻ em

điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy cấp gồm: Nước có ga, thức ăn chứa nhiều đường, thực phẩm có nhiều chất xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

Bù nước và điện giải

Trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước, cha mẹ cần bù nước đầy đủ cho cơ thể, cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, nước điện giải; uống bằng thìa và thành từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ còn bú mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.

Trên thị trường hiện có nhiều loại nước điện giải dành cho các bé với hương vị rất dễ uống. Cha mẹ cần nước điện giải theo quy định, không pha loãng hay đặc quá vì có thể gây rối loạn nước và điện giải khiến tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong. Cha mẹ nên đút từng thìa oserol một cho trẻ, 2 phút một lần, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục.

Truyền dịch khi nào?

Trẻ bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống được, chịu uống nước điện giải, chơi bình thường thì cha mẹ không nhất thiết phải cho trẻ đi viện và truyền dịch. Ngược lại, nếu trẻ đi ngoài nhiều, nôn ói liên tục, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước (mắt lõm, da nhăn nheo, môi khô), cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời, đúng cách.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital