Thời tiết giao mùa là lúc các bé dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,…. đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Để bé nhanh khỏi bệnh thì việc chăm sóc bé đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Vậy trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? Cách chăm sóc trẻ mắc chân tay miệng như thế nào? Câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây:
Menu xem nhanh:
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Bệnh lây lan rất nhanh, chủ yếu thông qua đường tiêu hóa. Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh thường có những triệu chứng như người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi liên tục trong một vài ngày. Sau khoảng 2 – 3 ngày, bệnh sẽ xuất hiện các loại mụn nước ở niêm mạc, trong lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ. Một số loại mụn nước mọc ở miệng của trẻ, qua tiếp xúc với thức ăn bị dập ra và vỡ dẫn đến các vết loét đỏ đau rát khiến cho trẻ găp khó khăn trong việc ăn uống.
2. Trẻ bị tay chân miệng có được tắm không?
Khi trẻ bị tay chân miệng, xung quanh người sẽ xuất hiện các mụn nước. Sau 7 – 10 ngày, các loại mụn này bắt đầu khô lại. Nhiều người lo lắng rằng nếu các mụn nước bị vỡ thì bé dễ bị nhiễm trùng nên hạn chế chạm vào để không làm chúng bị vỡ. Vì thế cha mẹ cũng nghĩ rằng cần kiêng nước cho bé luôn. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc không cho các nốt mụn bị vỡ là đúng tuy nhiên việc kiêng tắm cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì hoàn toàn sai lầm bởi nếu không cho bé tắm, các loại vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện để phát triển, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Điều quan trọng khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng đó là các mẹ hãy luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé. Khi được giữ gìn vệ sinh, sức đề kháng của trẻ sẽ được tăng lên, giúp chống lại các virus gây bệnh. Vì thế mẹ cần phải tắm rửa sạch sẽ cho bé để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Khi tắm cho trẻ, cha mẹ tắm cho bé ở nơi kín đáo, tránh gió lùa vì bé cần phải kiêng gió. Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng sát khuẩn nhằm loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh
3. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng hiệu quả
– Vệ sinh sạch sẽ cho bé bị tay chân miệng
– Khi phát hiện bệnh, cần cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm bệnh. Đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh.
– Rửa sạch tay với xà phòng trước khi nấu cho bé ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh
– Rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
– Tắm cho trẻ bị tay chân miệng hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Khi tắm cố gắng tránh không để nước chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra.
– Dùng khăn sạch lau khô người cho bé sau khi tắm xong.
– Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng nước dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
– Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của bé như thìa, bát để tránh vi khuẩn lây lan.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của bố mẹ “Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không” cũng như cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Hy vọng bố mẹ hãy chăm sóc con mình thật tốt!