Menu xem nhanh:
Các trường hợp trẻ bị hóc dị vật
Trẻ bị hóc dị vật xương cá
Trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ bị hóc dị vật xương cá, do trong quá trình chế biến ba mẹ vô ý chưa lấy hết vụn xương. Khiến bé sẽ bị sặc vào đường thở, dẫn đến có dấu hiệu ngạt thở. Khi dị vật không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời, trẻ có thể tắc nghẽn đường thở, thiếu oxy lên não gây biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Không chỉ có xương cá, xương của một số loại động vật khác như heo, gà,.. nếu quá trình chế biến không cẩn thận rất dễ sót lại các vụn xương. Những vụn xương này sẽ theo thức ăn và nước bọt vào cổ họng trẻ và dễ gây hóc. Đặc biệt là trẻ nhỏ độ tuổi ăn dặm, ba mẹ cần đặc biệt thận trọng khi chế biến các loại cháo hầm xương cho trẻ.
Trẻ bị hóc rau câu
Trẻ nhỏ rất thích ăn thạch, đặc thù của các loại thức ăn này là trơn nên dễ trôi vào cổ họng trẻ khi trẻ còn chưa kịp nhai. Những trường hợp trẻ bị hóc dị vật rau câu khi ăn thạch có chứa rau câu đã lên một lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh cần thận trọng khi cho trẻ ăn loại thức ăn này. Rau câu khá mềm, trơn nên dễ trôi theo đường nước bọt vào cổ họng trẻ. Khi đến cổ họng, chúng gây tắc nghẽn đường thở, trẻ có biểu hiện khó thở, mặt tím tái, ba mẹ phải thật khéo mới có thể tự lây ra. Nếu khi đó trẻ không được xơ cứu và xử trí kịp thời có thể gây nghẽn thở và tử vong.
Trẻ bị hóc dị vật do đồ chơi và một số dị vật khác
Trẻ nhỏ thường có thói quen đưa đồ chơi vào miệng, đặc biệt nhiều ba mẹ còn dùng đồ chơi để khí trẻ khi ăn. Khi trẻ đưa đồ chơi vào miệng có thể khiến một số loại dị vật nhỏ được cấu tạo trong đồ chơi theo đường nước bọt xuống cổ họng trẻ, gây ngạt thở. Một số trường hợp các dị vật trôi theo đường thức ăn và nước bọt xuống hẳn phổi của bé gây xẹp phổi. Khi con có các dấu hiệu khác thường đi kiểm tra mới phát hiện, có dị vật.
Các dị vật này có thể khó xác định cụ thể là loại dị vật gì do để quá lâu, gây mủ, có thể ảnh hưởng đến phổi như viêm phổi, áp xe phổi và nhiều biến chứng nặng nề. Chính vì vậy, ba mẹ cần thận trọng trong việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ hóc như xương cá, rau câu và các loại đồ chơi có nguy cơ gây hóc cho trẻ.
Biểu hiện của trẻ khi bị hóc dị vật
Việc phát hiện, nhận biết và xử trí đúng hóc dị vật là cực kỳ quan trọng. Cần nghĩ tới dị vật đường thở khi trẻ đang chơi, đang ăn đột nhiên có các biểu hiện như: ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở, trợn mắt, có thể cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Tình trạng này có thể chỉ thoáng qua rồi tự hết khi dị vật đã được đưa ra ngoài, tuy nhiên nếu không xử trí kịp thời trẻ có thể ngưng thở và tử vong ngay sau đó.
Cách xử trí an toàn khi trẻ bị hóc dị vật
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí hợp lý. Ba mẹ cần giữ bình tĩnh, tránh cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy vào sâu hơn. Hơn nữa, việc móc cổ họng trẻ có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
– Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được hoặc nói được thì mau chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.
– Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Có 2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, ba mẹ cần tham khảo:
– Với trẻ dưới 2 tuổi dùng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực
+ Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
+ Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
+ Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
– Trẻ trên 2 tuổi có thể dùng phương pháp ép bụng
+ Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần cho đến xe cứu thương đến.
+ Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật trẻ bị hóc được lấy ra thì vẫn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện đẻ kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc và Phòng khám ĐKQT Thu Cúc là hai địa chỉ uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Khi trẻ bị hóc dị vật, ba mẹ hãy đưa bé đến trực tiếp bệnh viện hoặc phòng khám Thu Cúc, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi theo số 1900 55 88 92 để được hỗ trợ xử trí nhanh nhất.