Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, phát sinh do trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em. Để điều trị ho gà hiệu quả, bên cạnh sử dụng thuốc, bố mẹ cũng cần chú ý bổ sung dinh dưỡng cho trẻ theo một chế độ đặc biệt. Vậy, trẻ bị ho gà kiêng ăn gì, đọc bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về ho gà
1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Như đã chia sẻ phía trên, trực khuẩn gram âm Bordetella. pertussis là nguyên nhân khởi phát ho gà. Theo chuyên gia, Bordetella. pertussis là trực khuẩn gram âm chỉ được tìm thấy ở người và chỉ gây bệnh cho người. Trực khuẩn này có tất cả 8 thể đã được định danh. Tuy nhiên, chỉ 3 thể: B. parapertussis, B. bronchiseptica và B. holmesii là có khả năng gây các bệnh lý đường hô hấp.
Về cơ bản, trẻ nào cũng có nguy cơ bị ho gà nhưng nguy cơ bị ho gà ở những trẻ có các vấn đề sau là lớn hơn so với bình thường: Trẻ chưa được chủng ngừa đầy đủ vắc xin. Trẻ thừa cân – béo phì. Trẻ hen phế quản, COPD. Trẻ nữ.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng ho gà vô cùng đặc trưng. Theo đó, bố mẹ có thể nhận biết ho gà ở trẻ thông qua những dấu hiệu sau: Sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho húng hắng rồi chuyển thành ho rũ rượi. Mỗi cơn ho rũ rượi của trẻ bao gồm 15 – 20 tiếng liên tiếp. Giữa cơn ho, trẻ chảy nước mắt nước mũi, mặt đỏ hoặc tím tái, nổi tĩnh mạch cổ. Cuối cơn ho, trẻ thở rít như tiếng gà và khạc đờm trong, dính. Trong 2 tuần đầu kể từ khi trẻ ho húng hắng chuyển thành ho rũ rưỡi, mỗi ngày, trẻ ho khoảng 15 cơn. Trong những tuần sau, số lượng các cơn ho giảm dần.
1.3. Biến chứng
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp nguy hiểm. Không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ho gà có thể biến chứng đến:
– Viêm phế quản, viêm phổi: Đây là 2 biến chứng phổ biến nhất của ho gà. Trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng và trẻ miễn dịch – đề kháng kém/suy giảm dễ gặp biến chứng này hơn cả. Khi ho gà biến chứng đến viêm phế quản, viêm phổi, trẻ sốt cao, thở khó, mặt tím tái,…
– Suy hô hấp: Trẻ suy hô gấp do ho gà biến chứng thường nổi tĩnh mạch cổ, huyết áp tăng, mạch tăng, phù nề mặt và chi dưới,…
– Tổn thương thần kinh: Biến chứng này xảy ra do trẻ thiếu Oxy trong quá trình suy hô hấp, biểu hiện thông qua tình trạng trẻ đột ngột sốt cao, môi tím, da tái, chân tay lạnh, co giật khu trú hoặc co giật toàn thân,…
– Các biến chứng khác, ít phổ biến hơn: Viêm não, xuất huyết màng não, xuất huyết kết mạc, tràn khí màng phổi, thoát vị trực tràng, sa trực tràng,…
1.4. Điều trị
Ho gà ở trẻ nhỏ luôn luôn được điều trị kết hợp nguyên nhân và triệu chứng. Trong đó:
– Để điều trị nguyên nhân, chuyên gia có thể chỉ định trẻ sử dụng: Azithromycin trong 5 ngày (500 mg ngày 1, tiếp theo là 250 mg ngày 2 đến ngày 5) hoặc Clarithromycin 500 mg 7 ngày (mỗi ngày 2 lần) hoặc Trimethoprim – Sulfamethoxazole 960mg (TMP – SMX) 14 ngày (mỗi ngày 2 lần).
– Để điều trị triệu chứng hay điều trị các cơn ho kịch phát – nguyên nhân chính dẫn đến các biến chứng, chuyên gia có thể chỉ định trẻ sử dụng Dextromethorphan.
2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị ho gà kiêng ăn gì?
Bên cạnh sử dụng thuốc, để tình trạng ho gà nhanh chóng được kiểm soát, trẻ nên ăn uống đầy đủ. Tuy nhiên, việc ăn uống nên loại trừ những thực phẩm sau:
– Thực phẩm ngọt: Thực phẩm ngọt, như kẹo, bánh,… làm đờm tăng, khiến tình trạng ho gà ở trẻ diễn biến trầm trọng. Bên cạnh đó, không nên cho bé ăn thực phẩm ngọt, bởi những thực phẩm này khó tiêu, gây áp lực cho dạ dày, làm bệnh ngày càng khó chữa.
– Hải sản, thịt bò: Hải sản, thịt bò là những thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ ho gà, hải sản, thịt bò là những thực phẩm bố mẹ không nên cho trẻ ăn. Bởi protein có trong những thực phẩm này có thể gây ra những kích thích cho trẻ, khiến tình trạng ho gà ở trẻ thêm trầm trọng.
– Thực phẩm lạnh: Trẻ ho gà không được ăn thực phẩm lạnh. Bởi thực phẩm lạnh có thể làm tăng tình trạng viêm vùng hầu họng trẻ. Thực phẩm lạnh cũng kích thích cơn ho, khiến triệu chứng ho gà ở trẻ diễn biến tiêu cực.
– Thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh là nhóm thực phẩm mà trẻ ho gà không nên ăn. Vì thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, gây ra hiện tượng nóng trong người, làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến trẻ táo bón, mệt mỏi và khó khỏi bệnh.
– Nhóm quả thuộc họ quýt: Trẻ bị ho gà nên kiêng ăn quất, quýt vì những loại quả này sẽ khiến lượng đờm và nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng. Tuy nhiên vỏ quả quýt có thể giúp hạn chế tình trạng ho của trẻ, bố mẹ cần chú ý.
– Nước mía: Nước mía là thức uống thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nếu đang ho gà, trẻ không nên uống nước mía. Bởi nước mía có tính hàn, quá ngọt, đôi khi chứa bã mía, có thể khiến trẻ tăng ho, tình trạng ho gà thêm trầm trọng.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị ho gà kiêng ăn gì. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể chăm sóc trẻ ho gà hiệu quả. Liên hệ Thu Cúc TCI ngay để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng mọi thắc mắc, nếu có, bố mẹ nhé!