Mẹ nên xử trí như thế nào khi trẻ bị bí tiểu?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bé bị bí tiểu sẽ khiến bản thân cảm thấy rất khó chịu do con không thể đi tiểu được, con thường bứt rứt, khó chịu, quấy khóc khiến ba mẹ lo lắng. Vậy khi trẻ bị bí tiểu, mẹ nên xử trí như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Tình trạng bé bị bí tiểu

1.1 Bé bị bí tiểu là gì?

Bình thường bàng quang của trẻ có thể chứa được một lượng nước tiểu khoảng 60-300ml (thay đổi tùy theo lứa tuổi của trẻ). Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đủ nhiều sẽ kích thích và báo tín hiệu buồn tiểu và đi tiểu. Bí tiểu là tình trạng bé có dấu hiệu buồn tiểu nhưng không đi tiểu được.

Khi mắc phải tình trạng này, bé thường cảm thấy khó chịu, đau bụng dưới rốn, bứt rứt, … Khi sờ dưới rốn ta sẽ cảm giác bụng bé hơi to và căng cứng.

1.2 Vì sao bé bị bí tiểu?

nguyên nhân trẻ bị bí tiểu

Trẻ bị bí tiểu có thể do gặp phải một số vấn đề về hệ tiết niệu và tiêu hóa như táo bón, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, hẹp bao quy đầu … (ảnh minh họa)

Nguyên nhân trẻ bị bí tiểu có thể đến từ các yếu tố sau:

– Táo bón lâu ngày khiến phân của bé không thoát ra ngoài được mà ứ đọng ở đường ruột, gây chèn ép đường tiểu.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu, gây tắc (bít) đường tiểu khiến bé khó đi tiểu.

– Viêm đường tiết niệu, tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng, sưng lên chèn ép niệu đạo.

– Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,… gây chèn ép đường tiểu khiến bé bị bí tiểu.

– Ngoài ra một số chấn thương vùng thắt lưng, viêm tủy sống, viêm não,… có thể gây ra tình trạng rối loạn dây thần kinh bàng quang khiến bé bị bí tiểu.

– Trẻ đang sử dụng thuốc có khả năng kháng histamin hoặc thuốc trầm cảm.

2. Biểu hiện trẻ bị bí tiểu?

biểu hiện trẻ bị bí tiểu

Trẻ bị bí tiểu thường khó chịu, quấy khóc, buồn tiểu nhưng không đi được gây căng tức vùng bụng dưới rốn,… (ảnh minh họa)

Khi bị bí tiểu trẻ thường có các biểu hiện như:

– Trẻ bứt rứt, khó chịu đặc biệt là vùng bụng.

– Bụng dưới rốn đau, căng tức, sờ được một khối tròn.

– Trẻ có cảm giác buồn tiểu.

Ngoài ra, cha mẹ có thể dựa vào tần suất đi tiểu trong ngày của trẻ để nhận biết tình trạng. Đối với những trẻ sơ sinh, các bé có thể chỉ đi tiểu từ 1 – 2 lần hoặc không đi tiểu trong khoảng 12 – 24 giờ đầu tiên. Điều này là một hiện tượng bình thường. Nguyên nhân là khi này, chức năng thận của các bé chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn sau một ngày thì cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện, cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cụ thể để tìm ra nguyên nhân.

3. Trẻ bị bí tiểu mẹ nên làm gì?

3.1 Những điều không nên làm

Khi bé bị bí tiểu, ba mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống các loại thuốc lợi tiểu khi chưa biết ró bé bí tiểu do nguyên nhân gì. Hay chưa có chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc thì không được tự ý cho bé uống.

Nên cho bé đi thăm khám sớm với bác sĩ để xem con bị bí tiểu do nguyên nhân gì, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả. Không nên để tình trạng bí tiểu kéo dài vì có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, điều này kéo theo một số bệnh lý nguy hiểm khác cho con như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu,…

3.2 Những phương pháp chăm sóc tại nhà

khám và điều trị bé bị bí tiểu hiệu quả

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ UY TÍN đã được hàng ngàn bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn thăm khám cho bé yêu. (ảnh minh họa)

Một số biện pháp mẹ có thể áp dụng chăm sóc khi bé bị bí tiểu tại nhà như:

3.2.1 Cho bé uống đủ nước

Bé bị bí tiểu và khi đi, nước tiểu có màu vàng sẫm. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng nước bé nạp vào cơ thể là chưa đủ. Cha mẹ cần tiến hành bổ sung nước và sữa nhiều hơn.

Lượng nước và sữa cần thiết theo độ tuổi:

– Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Cần uống 118 – 236 ml nước một ngày.

– Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: Cần uống 236 – 946 ml nước và 2 – 3 cốc sữa một ngày.

– Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Cần uống 236 – 1182 ml nước và 2 – 2.5 cốc sữa một ngày.

Lưu ý, với trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi, cha mẹ nên cho trẻ uống sữa nguyên kem và trẻ từ 2 tuổi trở lên uống sữa tách kem.

3.2.2 Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn của bé

Một phương pháp nữa giúp trẻ đi tiểu dễ dàng hơn chính là thay đổi chế độ ăn uống. Trong đó, hoa quả và rau xanh là những loại thực phẩm cần được bổ sung.

Việc sử dụng đa dạng các loại rau quả tươi giúp trẻ được bổ sung chất xơ, hỗ trợ hạn chế táo bón, tiểu gắt, tiêu bí, … Nhưng thông thường, đây lại không phải nhóm thực phẩm yêu thích của trẻ nhỏ. Vậy nên để quá trình ăn uống trở nên dễ dàng hơn, mẹ có thể thử chế biến nhiều món ăn từ rau củ. Hoặc tán nhuyễn rau làm thành các loại cháo, nặn viên tròn, …\

3.2.3 Cho bé đi tiểu ngay khi muốn

Việc nhịn tiểu lâu ngày sẽ tạo thành một thói quen xấu cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đi tiểu. Vì vậy, cách để giúp hoạt động đi tiểu của bé được diễn ra đủ và đều, hãy cho bé đi tiểu ngay lập tức khi muốn nhé.

3.2.4 Chườm khăn ấm lên vùng bụng

Thông thường, khi bị bí tiểu, bụng bé sẽ cảm giác căng cứng và hơi đau. Điều này gây trạng thái thiếu thoải mái, khó chịu. Để giúp hỗ trợ trẻ thoát khỏi tình trạng này, cha mẹ hãy chườm khăn ấm cho trẻ. Lấy một chiếc khăn ấm và chườm lên vị trí phí dưới rốn. Cảm giác khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất. Phần bàng quang sẽ bị kích thích và giúp trẻ dễ dàng đi tiểu hơn.

3.2.5 Thay đổi các loại thuốc đang dùng

Như đã nói, tình trạng bí tiểu của bé cũng có thể do ảnh hưởng của một số loại thuốc đang sử dụng. Khi này, cha mẹ hãy hẹn gặp và trao đổi thêm với bác sĩ để đưa ra được cách điều chỉnh phù hợp,

Nếu các bậc phụ huynh đã áp dụng hết những cách trên mà không hiệu quả, hãy đưa con tới thăm khám ở cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, ta sẽ được tư vấn và có phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital