Trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì: Chẩn đoán và khắc phục

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Phạm Thái Sơn

Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, đau rát ngực, buồn nôn, nôn,… Đây là tình trạng cực kỳ phổ biến, tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu về căn bệnh này. Bài viết cùng bạn tìm hiểu trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì, chẩn đoán và khắc phục ra sao?

1. Nguyên nhân nào đứng sau tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

1.1. Trào ngược dạ dày nguyên nhân từ yếu tố cơ học

Trong các yếu tố gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, không thể không nhắc đến yếu tố cơ học như sau:

– Suy yếu cơ thắt dưới thực quản (LES)

Cơ thắt dưới thực quản (LES) là một cơ vòng nằm giữa thực quản và dạ dày, có chức năng như một “cánh cổng” ngăn cản axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi LES suy yếu, “cánh cổng” này không đóng chặt, tạo điều kiện cho axit dễ dàng trào ngược.

Nguyên nhân suy yếu LES có thể do thoái hóa theo độ tuổi, thoát vị hoành, béo phì, mang thai,.. Ngoài ra một số loại thuốc như thuốc giảm đau aspirin, ibuprofen có thể làm suy yếu LES.

– Thoát vị hoành

Thoát vị hoành là tình trạng một phần dạ dày lồi qua cơ hoành lên khoang ngực. Khi thoát vị hoành xảy ra, LES sẽ bị kéo căng và suy yếu, khiến axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân thoát vị hoành có thể kể đến như tăng áp lực ổ bụng do béo phì, mang thai, táo bón, ho mãn tính,…, do yếu cơ hoành vì tuổi tác, di truyền. Ngoài ra nguyên nhân có thể đến từ sự tổn thương cơ hoành do chấn thương, phẫu thuật,…

– Một số yếu tố cơ học khác như táo bón, uống nhiều nước sau khi ăn làm loãng dịch vị dạ dày, khiến nó dễ dàng trào ngược lên thực quản. Tập thể dục ngay sau khi ăn có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến axit dễ dàng trào ngược.

1.2. Trào ngược dạ dày nguyên nhân từ yếu tố lối sống

Các yếu tố lối sống có thể dẫn đến trào ngược dạ dày bao gồm: tiêu thụ thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt; uống nhiều rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga; hút thuốc lá; thừa cân hoặc béo phì; mang thai; mặc quần áo bó sát; thường xuyên căng thẳng và stress; và nằm ngay sau khi ăn. Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen, hoặc mắc các bệnh lý như loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, sẹo dạ dày, và hẹp môn vị cũng có thể góp phần gây ra trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản

2. Trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng như thế nào?

Các dấu hiệu của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể nhận biết như:

– Cảm giác nóng rát ở ngực: Thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi nằm xuống.

– Trào ngược axit: Nước dạ dày có vị chua dâng lên họng.

– Đau rát ở họng: Do axit từ dạ dày gây kích ứng niêm mạc họng.

– Khó khăn khi nuốt: Cảm giác nghẹn vướng làm khó nuốt thức ăn.

– Ho khan: Axit từ dạ dày trào lên gây kích thích họng.

– Buồn nôn và nôn: Trong những trường hợp nặng, có thể nôn ra máu.

– Đau ngực: Có thể dễ nhầm lẫn với cơn đau tim.

– Giọng nói khàn: Axit dạ dày trào ngược gây kích ứng dây thanh quản.

Tuy nhiên, các triệu chứng này không chỉ của riêng bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản mà còn khá giống với rất nhiều bệnh lý liên quan đến thực quản khác. Bởi vậy cần lưu ý: Nên thăm khám bác sĩ và lựa chọn phương án chẩn đoán phù hợp để điều trị đúng bệnh.

3. Cách chẩn đoán bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý, triệu chứng và thói quen sinh hoạt của bạn. Sau đó, họ sẽ tiến hành khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu trào ngược axit như viêm họng và sưng tấy thanh quản.

Để hiểu rõ hơn về bệnh lý GERD, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm chuyên sâu sau:

Nội soi dạ dày thực quản: Kỹ thuật này cho phép quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và thực quản để tìm kiếm tổn thương.

– Chụp X-quang thực quản có thuốc cản quang: Theo dõi quá trình nuốt và phát hiện những bất thường ở thực quản.

– Theo dõi pH thực quản 24 giờ: Phương pháp này đo lường mức độ axit trong thực quản trong suốt 24 giờ, cung cấp các phân tích chính xác về tính chất, cường độ, số cơn và thời gian trào ngược lên thực quản. Đồng thời, nó giúp phân biệt GERD với các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Đây được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD.

– Xét nghiệm đo áp lực và nhu động thực quản HRM: Đánh giá chức năng cơ thắt dưới thực quản và phát hiện các bất thường trong vận động của thực quản.

Hiện nay, Thu Cúc TCI là một trong số ít bệnh viện ứng dụng hai kỹ thuật đo pH thực quản 24 giờ và đo áp lực và nhu động thực quản HRM trong chẩn đoán và điều trị GERD.

Đo pH thực quản 24h tại TCI

Đo pH thực quản 24h tại TCI

4. Khắc phục trào ngược dạ dày thực quản ra sao?

Việc điều trị sẽ dựa trên chỉ định của bác sĩ sau khi đánh giá trào ngược dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các biện pháp điều trị thường chia thành 2 hướng như sau

4.1. Thay đổi lối sống giúp đẩy lùi GERD

Hãy tránh thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt, hạn chế rượu bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga. Ngoài ra, từ bỏ thói quen hút thuốc lá là điều cần thiết. Nếu thừa cân hoặc béo phì, nên giảm cân, ngoài ra hãy tránh mặc quần áo quá chật. Lưu ý nhai kỹ khi ăn, tránh ăn nhanh hoặc nuốt chửng. Đừng nằm ngay sau khi ăn xong và nâng cao đầu khi ngủ. Cố gắng giảm thiểu căng thẳng và stress trong cuộc sống hàng ngày.

4.2. Điều trị y khoa theo chỉ định

Sau khi được chẩn đoán, bạn cần tuân thủ các chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Thông thường các trường hợp GERD được chỉ định các nhóm thuốc sau để điều trị:

– Thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid): giúp trung hòa axit dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

– Thuốc chẹn bơm proton (PPI): giúp giảm tiết axit dạ dày, hiệu quả hơn thuốc trung hòa axit.

– Thuốc thúc đẩy nhu động ruột: giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn qua dạ dày, giảm thời gian tiếp xúc với axit.

Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt được khuyến nghị can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên điều này thường chỉ được áp dụng trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

trào ngược dạ dày nguyên nhân

Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là những thông tin về trào ngược dạ dày nguyên nhân là gì, chẩn đoán bệnh lý này ra sao cũng như cách điều trị. Hi vọng rằng bạn đọc được trang bị kiến thức hữu ích về GERD để kịp thời nhận diện cũng như khắc phục hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital