Chứng trào ngược dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Dù vậy, nhiều người thường xem nhẹ vì chưa nắm rõ sự phức tạp và nguy cơ biến chứng của quá trình bệnh diễn tiến. Vậy trào ngược dạ dày có sao không, cần phải thực hiện những biện pháp nào để ngăn ngừa vấn đề này?
Menu xem nhanh:
1. Đừng bỏ qua 7 biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản
Thông thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng, cơ vòng sẽ mở để cho phép thức ăn đi vào dạ dày và sau đó đóng lại. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, cơ vòng không đóng chặt, dẫn đến việc một phần dịch dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Điều này gây kích thích cho niêm mạc ở vùng thực quản và gây ra một số triệu chứng như sau:
– Các biểu hiện ợ: Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi thường xảy ra sau khi ăn hoặc xảy ra vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
– Biểu hiện buồn nôn, đặc biệt là khi ăn quá no, dịch vị dạ dày kích thích nơi cổ họng. Vì vậy, người bệnh buồn nôn, nôn ra thức ăn hoặc dịch vị.
– Biểu hiện nghẹn cổ, khó nuốt: Một số người bệnh gặp tình trạng sưng tấy thực quản, vướng nghẹn, khó nuốt ở cổ, gây khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt.
– Biểu hiện đắng miệng, đặc biệt khi tiêu thụ chất béo: Dịch mật tiết ra hòa tan với dịch dạ dày và trào ngược lên thực quản.
– Đau thượng vị do cơn trào ngược kích thích mút sợi thần kinh ở niêm mạc thực quản dẫn đến cảm giác đau tức ngực.
– Đau họng, khàn giọng thường xuyên, đôi khi ho kèm theo khó thở
– Tăng tiết nước bọt do cơ thể tự tiết ra để trung hòa lượng axit trào ngược lên thực quản.
Ngoài ra, nhiều người còn gặp tình trạng mất ngủ, hôi miệng, mòn men răng,..
2. Giải mã: Trào ngược dạ dày thực quản có sao không, có nguy hiểm không?
Với câu hỏi “trào ngược dạ dày có sao không?”, nhiều chuyên gia lý giải:
– Đây là một loại rối loạn tiêu hóa thường gặp, và nếu được phát hiện sớm cùng với điều trị đúng cách, sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng.
– Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
2.1. Trào ngược dạ dày có sao không: Biến chứng viêm loét thực quản
Viêm loét thực quản là một biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày khi acid dạ dày thường xuyên trào lên thực quản, gây kích ứng và tổn thương niêm mạc. Viêm loét thực quản có thể gây ra các triệu chứng như đau ngực với cảm giác bỏng rát, có thể lan ra sau lưng và cổ. Người bệnh thường gặp khó khăn và đau đớn khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng. Trong trường hợp nặng, viêm loét có thể dẫn đến hiện tượng nôn ra máu hoặc chất nôn có màu giống cà phê. Một dấu hiệu khác của tình trạng này là ho kéo dài hoặc có máu trong đờm.
2.2. Trào ngược dạ dày có sao không: Biến chứng hẹp thực quản
Hẹp thực quản là một biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày, xảy ra khi niêm mạc thực quản bị tổn thương và viêm nhiễm liên tục dẫn đến sự hình thành mô sẹo. Mô sẹo này làm cho thực quản trở nên hẹp lại, gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn và chất lỏng.
Hẹp thực quản thường gây ra các triệu chứng như khó nuốt, với cảm giác đau hoặc khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng. Người bệnh có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở vùng ngực và có nguy cơ ói mửa khi thực quản không thể tiếp nhận thức ăn và dịch tiêu hóa. Do gặp khó khăn trong việc ăn uống, tình trạng này cũng có thể dẫn đến giảm cân.
2.3. Biến chứng về hô hấp
Khi dịch axit từ dạ dày bị trào ngược vào hệ hô hấp, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hoặc viêm phổi. Những triệu chứng bệnh bao gồm chảy nước mũi liên tục, giọng nói khàn, ho thường xuyên và khò khè.
2.4. Biến chứng Barrett thực quản do trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng trào ngược axit dạ dày có thể gây ra sự viêm đỏ và dày lên của các tế bào trong lớp mô niêm mạc thực quản, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản. Việc nhận diện triệu chứng của bệnh thường khá khó khăn. Thông thường, việc chẩn đoán bệnh được thực hiện thông qua phương pháp nội soi và sinh thiết. Các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám sớm nếu bạn gặp phải những triệu chứng như ợ nóng liên tục, đau ngực hoặc khó khăn khi nuốt,…
2.5. Trào ngược dạ dày có sao không: Cẩn trọng với ung thư thực quản
Đây là một biến chứng rất nghiêm trọng và thường xuất hiện ở những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên. Biến chứng này có khả năng gây nguy hiểm trực diện đến tính mạng của người bệnh. Hơn nữa, việc nhận diện biến chứng này rất khó khăn vì nó không thể hiện qua những triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng với một số dấu hiệu như máu trong thực quản, đau vùng xương ức, giọng nói bị khàn, sụt cân không rõ lý do,…
3. Làm thế nào để phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản
Để ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn cân nhắc chú ý những điểm sau:
– Quản lý cân nặng: Duy trì mức cân nặng phù hợp có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả trào ngược dạ dày thực quản. Khi bạn thừa cân hoặc béo phì, áp lực lên vùng bụng gia tăng, dẫn đến dạ dày bị đẩy lên và làm tăng nguy cơ trào ngược axit lên thực quản.
– Ngừng sử dụng thuốc lá: Các chất độc trong khói thuốc không chỉ gây bệnh về phổi và tim mạch mà còn ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt thực quản, làm gia tăng nguy cơ trào ngược.
– Nâng cao gối hoặc điều chỉnh đầu giường, nâng cao phần cơ thể từ thắt lưng trở lên, giúp giảm tình trạng trào ngược khi nằm. Ngoài ra nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 giờ sau bữa tối.
– Ăn chậm và nhai kỹ giúp giảm áp lực lên dạ dày và phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa, bao gồm trào ngược dạ dày thực quản.
– Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ uống có gas và cafein. Ngoài ra mặc quần áo bó sát để tránh tạo áp lực lên thực quản.
4. Chẩn đoán chính xác – Điều trị hiệu quả
Sau khi lý giải “trào ngược dạ dày có sao không” bằng các biến chứng nguy hiểm của bệnh, điều quan trọng bạn nên làm là thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
– Chẩn đoán chính xác bệnh lý từ các triệu chứng: Hiện nay có một số phương pháp chẩn đoán chuẩn xác trào ngược dạ dày thực quản như đo pH thực quản trở kháng 24h, đo áp lực và nhu động thực quản giúp loại trừ các nguyên nhân khác, nội soi dạ dày thực quản giúp nhìn rõ ràng và tổng thể thực quản và dạ dày,..
– Việc điều trị cần bám sát với kết quả chẩn đoán để đạt hiệu quả cao: Sử dụng thuốc phù hợp với thời gian, tính chất và mức độ trào ngược. Ngoài ra, cần kèm theo lối sống lành mạnh để đẩy lùi trào ngược.
– Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện can thiệp phẫu thuật.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “trào ngược dạ dày có sao không” cùng những thông tin hữu ích về các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Bạn đừng quên tham khảo và ghi nhớ những biện pháp phòng ngừa đẩy lùi tình trạng này.