Menu xem nhanh:
Viêm đường hô hấp giữ vị trí “quán quân”
Khi thời tiết giao mùa, các virus, vi khuẩn, nấm hoạt động mạnh hơn và rất dễ lây lan. Đây cũng chính là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh lý viêm đường hô hấp gồm viêm đường hô hấp trên và bệnh lý viêm đường hô hấp dưới như sau:
Viêm đường hô hấp trên: Viêm mũi – họng, viêm VA, viêm Amidan, ho, cảm lạnh.
Đối với các bệnh này khoảng 3 ngày đầu trẻ thường có các biểu hiện như: sốt cao, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thường quấy khóc, bỏ bú (bú kém), nôn trớ,…
Viêm đường hô hấp dưới: Viêm thanh quản, phế quản, khí quản, tiểu phế quản, viêm phổi.
Khi bị viêm đường hô hấp dưới trẻ thường có các biểu hiện: ho, khò khè, khó thở, thở nhanh, mũi phập phồng,… Trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ có thể dễ bị trướng bụng, da xanh tím,…
Đặc biệt: Bệnh viêm phế quản dễ lây nhiễm qua đường hô hấp nhất là khi giao mùa, đặc biệt là vào mùa lạnh. Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc từ mầm bệnh do môi trường xung quanh hay đồ chơi, đồ vật không được vệ sinh cẩn thận nhiễm virus, vi khuẩn.
Biểu hiện của trẻ khi mắc viêm phế quản là ho, ho có đờm, chảy mũi trong, sốt cao, khó thở và bỏ ăn, thậm chí là thắt ngưc và đau dưới xương ức. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể biến chứng thành suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa… Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu trên.
Viêm tai giữa
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường do biến chứng của các bệnh lý như viêm mũi, cảm lạnh, viêm họng, viêm VA, viêm amidan,… nếu không được xử trí kịp thời và hiệu quả dễ gây biến chứng viêm tai giữa.
Biểu hiện của viêm tai giữa là trẻ bị đau trong tai, sốt cao 39-40 độ C, kém ăn, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, hay bứt tai,… Với những trẻ khoảng 6-18 tháng tuổi có thể bị viêm tai giữa do sức đề kháng yếu, khi trẻ nằm bú không cẩn thận sữa tràn vào tai. Một số trẻ do tắm hoặc đi bơi để nước bẩn chui vào tai hoặc do bé chọc nguấy vào tai, do khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ.
Viêm mũi dị ứng
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dễ mẫn cảm với thời tiết thay đổi. Sự biến đổi của thời tiết dễ khiến vùng niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng.
Trẻ thường có biểu hiện ngứa mũi, đưa tay vào trong lỗ mũi để ngoáy cho đỡ ngứa, hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, bệnh nặng có thể gây ù tai và khó thở. Nguyên nhân là do môi trường sống bị ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa, bị lây nhiễm bệnh lý từ đường hô hấp.
Cúm
Cúm có thể xảy ra quanh năm nhưng thường rơi vào các thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi. Virus cúm thường lây lan nhanh chóng từ người sang người qua dịch tiết bắn ra từ các hoạt động ho, hắt hơi, nói chuyện với ng bị bệnh. Cúm là khởi nguồn kéo theo nhiều bệnh lý viêm đường hô hấp khác như viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản.
Khi bị cúm trẻ thường có biểu hiện ho, hắt hơi, nghẹt mũi, đau đầu, nhức mỏi cơ,… Nếu được xử trí hiệu quả và chăm sóc đúng cách, bệnh thường khỏi sau khoảng 7-10 ngày, không để lại biến chứng. Tuy nhiên tình trạng khản tiếng hay “sịt sịt” có thể kéo dài vài ngày sau đó mới chấm dứt.
Bệnh tiêu chảy
Đây là bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết từ lạnh sang nóng vì mùa nóng thức ăn dễ ôi thiu, các biện pháp chống nóng nực có thể khiến virus, vi khuẩn lây nhiễm vào cơ quan tiêu hóa gây rác các bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, …
Nguy hiểm nhất là tiêu chảy cấp (tiêu chảy do rotavirus). Lúc này trẻ đi ngoài liên tục, phân có dạng lỏng, mùi tanh, tiểu chảy nhiều lần khiến bé dễ mất nước và muối nên dễ dẫn đến thiếu nước trầm trọng, khô kiệt, sốc. Khi này cần bù nước và bù khoáng kịp thời cho con để tránh bị mất nước.
Phụ huynh cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để bác sĩ có biện pháp xử trí tốt nhất cho con. Tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc cầm tiêu chảy cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đáng tiếc cho con.
Thủy đậu
Là loại bệnh nhiềm nhiễm, co thể lây lan từ người sang người. Bệnh thường gặp ở trẻ em vào thời điểm giao mùa giữa đông – xuân. Tên dân gian thường gọi là bệnh trái rạ. Bệnh do siêu vi (virus) Varicella zoster gây ra.
Thời kỳ đầu ủ bệnh (khi nhiễm siêu vi) sẽ có các biểu hiện như sốt, uể oải đau đầu, chán ăn,… khoảng 10-20 ngày. Sau đó da trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt hồng trên khắp người. Các nốt này chứa bóng nước sẽ đục dần rồi vỡ ra, đóng vảy.
Bệnh thủy đậu dễ lây qua đường hô hấp và tiếp xúc thông qua dịch cơ thể của người bệnh. Thủy đậu sẽ không gây biến chứng vô sinh (ở nam giới) như bệnh quai bị nhưng nó có thể gây biến chứng tử vong nếu không được xử trí đúng cách: nhiễm trùng -> viêm phổi , viêm màng não -> dẫn đến tử vong. Do đó, phụ huynh cần phát hện, cho bé đi kiểm tra để con được xử trí hiệu quả, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Với trẻ nhỏ cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc gồm các bác sĩ giỏi từ các bệnh viện lớn ra làm việc như: Nhi Trung ương, Xanh – Pôn, Thanh Nhàn, viện E,… có hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh lý cho trẻ nhỏ. Các bác sĩ khám tận tình, hạn chế kháng sinh, trẻ không khám. Hệ thống Y tế Thu Cúc còn áp dụng thanh toán BHYT và Bảo hiểm bảo lãnh giúp tiết kiệm chi phí cho các bậc phụ huynh.
Nếu cần tư vấn hoặc muốn đặt lịch khám cho con tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288 để được hỗ trợ tốt nhất.