Sỏi niệu đạo là bệnh lý ít gặp trong các bệnh lý tiết niệu, nhưng biến chứng mà căn bệnh này để lại rất nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần nắm được phương pháp điều trị căn bệnh này, đặc biệt là phương pháp tán sỏi niệu đạo.
Menu xem nhanh:
1.Bệnh sỏi niệu đạo có nguy hiểm không?
1.1 Sỏi niệu đạo là gì?
Hệ tiết niệu của con người gồm: 2 quả thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo; đóng vai trò “vận chuyển” nước tiểu từ thận, qua niệu quản, chứa tại bàng quang và thoát ra bằng niệu đạo. Sỏi có thể hình thành và phát triển ở bất kì đâu trong số các bộ phận này và gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người.
Sỏi xuất hiện tại niệu đạo được gọi là sỏi niệu đạo: sỏi có thể tự hình thành ở niệu đạo hoặc từ thận, niệu quản, bàng quang rơi xuống. Sỏi niệu đạo là căn bệnh thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới, do đường niệu đạo của nam giới dài hơn, sỏi có nguy cơ kẹt lại cao hơn.
Một số triệu chứng của bệnh sỏi niệu đạo điển hình bao gồm:
– Khó tiểu, tiểu buốt, đi tiểu ngắt quãng, đi tiểu ra máu, nước tiểu có màu đục, mùi hôi do sỏi làm tắc dòng nước tiểu.
– Đau lan tỏa ở gần bộ phận sinh dục hoặc tầng sinh môn, nhiều trường hợp bệnh nhân đau quặn thận nếu tắc hoàn toàn đường nước tiểu.
– Sốt, ớn lạnh do sỏi khiến nấm, vi khuẩn sinh sôi khiến niệu đạo bị viêm.
1.2 Biến chứng khó lường của bệnh sỏi niệu đạo
Bệnh sỏi niệu đạo khi mới hình thành thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, người bệnh thường chủ quan ít khi thăm khám dẫn đến sỏi phát triển về kích thước, bít dòng nước tiểu hoặc các biến chứng rõ ràng hơn… Lúc này, hệ tiết niệu của người bệnh đã có những ảnh hưởng nhất định, đồng thời việc chữa trị cũng khó khăn hơn.
Niệu đạo là một đường ống hẹp dài, là chặng cuối trước khi nước tiểu ra khỏi cơ thể. Do kết cấu hẹp nên sỏi có thể bị kẹt lại ở cơ quan này dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng đường niệu: Sỏi cọ vào niêm mạc , làm tổn thương niêm mạc khiến nước tiểu bị chặn lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây nhiễm trùng đường niệu.
2. Phương pháp điều trị tán sỏi niệu đạo – những điều cần biết
2.1 Phương pháp tán sỏi niệu đạo có đau không?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu đạo và mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm khác nhau. Trong đó có 3 phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất bao gồm: mổ lấy sỏi, tán sỏi và uống thuốc điều trị sỏi. Trong ba phương pháp kể trên, mổ mở lấy sỏi là phương pháp được đánh giá là ít nhiều mang lại đau đớn cho người bệnh tùy mức độ. Bởi đây là phương pháp can thiệp phẫu thuật truyền thống nên có tình trạng chảy máu.
Bên cạnh đó, khi bệnh nhân điều trị với phương pháp tán sỏi, đặc biệt là sỏi niệu đạo, bệnh nhân sẽ không cần chịu nhiều đau đớn mà vẫn mang lại hiệu quả sạch sỏi tối đa. Bởi phương pháp điều trị tán sỏi niệu đạo hoàn toàn không can thiệp “dao kéo” nên không khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn và bảo vệ được chức năng các cơ quan trong cơ thể.
2.2 Quy trình điều trị với phương pháp tán sỏi niệu đạo
Phương pháp được áp dụng để tán sỏi niệu đạo là Tán sỏi nội soi lội ngược dòng, có thể áp dụng cho cả sỏi bàng quang và sỏi niệu quản. Kỹ thuật này hoàn toàn không can thiệp phẫu thuật, điều trị sỏi bằng cách luồn dụng cụ nội soi và laser tán sỏi ngược theo dòng nước tiểu đến niệu đạo và tán vỡ sỏi, từ đó vụn sỏi thoát ra ngoài theo đường nước tiểu.
Sau khi được gây tê hoặc gây mê toàn thân, bệnh nhân sẽ được nằm theo tư thế ngửa, hơi ngẩng đầu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ thông qua niệu đạo, đưa ống nội soi siêu nhỏ và dây dẫn tia laser vào tiếp cận viên sỏi. Sau đó các bác sĩ sẽ điều chỉnh cường độ laser phù hợp phá vỡ viên sỏi và sau 2-3 tuần vụn sỏi sẽ trôi ra ngoài theo đường nước tiểu. Trường hợp có nhiều mảnh sỏi lớn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ gắn ở đầu ống nội soi hút bỏ vụn ra ngoài.
3. Vì sao nên tán sỏi niệu đạo?
Đối với phương pháp Tán sỏi nội soi lội ngược dòng, bệnh nhân có thể điều trị được đa dạng các loại sỏi mà không làm tổn thương niệu đạo. Do đó hạn chế hoặc không làm bệnh nhân đau đớn, tránh gặp phải nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn… Đồng thời, thời gian bệnh nhân thực hiện tán sỏi chỉ 30-45 phút, sau khi điều trị, bệnh nhân chỉ cần ở lại viện theo dõi 24h là có thể xuất viện về nhà.
Nhờ ưu điểm vượt trội không đau, không mổ, hồi phục nhanh; bệnh nhân điều trị với phương pháp này thường điều trị nhanh chóng, quá trình điều trị đơn giản hơn nên tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. Ngoài ra, Tán sỏi niệu đạo nội soi ngược dòng điều trị theo đường tự nhiên của cơ thể nên không để lại sẹo, nhờ vậy đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuyệt đối lưu ý, tán sỏi nội soi lội ngược dòng là phương pháp điều trị sỏi công nghệ cao và ảnh hưởng của tay nghề bác sĩ thực hiện quyết định rất lớn đến kết quả điều trị, Do đó, người bệnh nên chọn cho mình một cơ sở y tế với điều kiện cơ sở vật chất tốt, thiết bị y tế hiện đại và bác sĩ với trình độ chuyên môn cao để thực hiện điều trị.
Đồng thời, sau khi điều trị tán sỏi niệu đạo, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và khoa học kết hợp với tập thể dục điều độ để tránh tái phát sỏi, sỏi đào thải ra ngoài cũng nhanh hơn. Đặc biệt, bệnh nhân lưu ý đi tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi tình trạng sỏi sau điều trị.
Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho người đọc nhiều thông tin hữu ích về bệnh sỏi niệu đạo và phương pháp điều trị tán sỏi niệu đạo. Khi thấy có dấu hiệu bất thường nghi ngờ sỏi niệu đạo, bệnh nhân hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị nhé!