Khám đo độ mờ da gáy là một trong những sàng lọc thai nhi quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc phát hiện thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Những thông tin về độ mờ da gáy và các cách để đo độ mờ da gáy sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm “độ mờ da gáy” là gì?
Trong tiếng anh độ mờ da gáy có nghĩa là nuchal translucency, là một khoảng tập hợp những chất lỏng ở dưới da nằm phía sau cổ thai nhi. Độ mờ da gáy thường được tồn tại ở 3 tháng đầu thai kỳ dưới hình ảnh siêu âm màu đen hoặc mờ. Độ mờ da gáy là hình ảnh trống âm nằm phía sau gáy, khối dịch có thể vượt lên trên và hướng về phía sọ, vượt dưới có thể kéo dài đến lưng, thường xuất hiện rõ nhất vào tuần từ 10 đến 14. Độ mờ da gáy cao hơn là biểu hiện của những bất thường về nhiễm sắc thể, dị tật tim và những căn bệnh di truyền khác.
Xét nghiệm đo độ mờ da gáy là một trong những công việc cần làm trong ba tháng đầu của thai kỳ để sàng lọc dị tật thai nhi, để xác định nguy cơ của một số hội chứng bất thường các cặp nhiễm sắc thể, cụ thể như bệnh Down.
Dựa vào kết quả của đo độ mờ da gáy, bác sĩ có thể chỉ định thai phụ làm một số xét nghiệm như sinh thiết gai nhau, chọc dò ối…để có thể tìm ra những bất thường về các cặp nhiễm sắc thể ở thai nhi. Ngoài ra, thai phụ cũng được chỉ định làm xét nghiệm máu để đo HCG, protein PAPP-A (những trường hợp mắc bệnh Down sẽ có 2 chỉ số trên thấp hơn), chỉ định xét nghiệm sàng lọc Double Test, Triple Test, NIPT…Nhờ những kỹ thuật xét nghiệm kết hợp này mà kết quả của khả năng chẩn đoán hội chứng Down có thể lên đến trên 90%.
2. Sự cần thiết của việc phải siêu âm độ mờ da gáy
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, việc siêu âm để đo độ mờ da gáy là một trong những việc làm vô cùng cần thiết, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán sớm về khả năng thai nhi mắc dị tật hoặc không, cụ thể ở đây là hội chứng Down hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể khác.
Trong trường hợp độ mờ da gáy cao, trẻ có nguy cơ mắc hội chứng Down thì thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm một số các xét nghiệm khác như, chọc ối, sinh thiết gai nhau…
Trẻ có nguy cơ bị bất thường nhiễm sắc thể khi độ mờ da gáy ở những mức chỉ số sau:
– Ở tuần thai từ 11-13, trẻ được coi là có nguy cơ khi độ mờ da gáy trên 3.5mm
– Độ mờ da gáy sẽ tăng theo chiều dài đầu mông, cần đối chiếu độ mờ da gáy và chiều dài đầu mông để nhận biết tăng độ mờ da gáy bất thường.
– Độ mờ da gáy càng dày thì khả năng bất thường nhiễm sắc thể càng cao.
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần ghi nhớ việc đo độ mờ da gáy. Kết quả của việc đo độ mờ da gáy sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán và tình trạng thai nhi cũng như những lời tư vấn phù hợp cho các mẹ bầu. Thêm vào đó, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé vào giai đoạn này, mẹ bầu cần lưu ý:
– Nắm rõ những dấu hiệu sớm khi cấn bầu, thông tin về ngộ độc thai nghén, ra huyết trong thai kỳ.
– Cần đi khám lần đầu tiên đúng thời điểm, không cần đi khám quá sớm, cũng không nên đi khám quá muộn.
– Vào tuần thai thứ 11-13 cần đi khám phát hiện dị tật thai nhi sớm để có những can thiệp kịp thời.
– Phân biệt chảy máu âm đạo và chảy máu sinh lý để có những biện pháp điều trị.
– Làm các xét nghiệm sàng lọc bệnh lý về tuyến giáp để phòng tránh những rủi ro nguy hiểm khi mang thai trong 3 tháng đầu.
3. Thời điểm và cách đo độ mờ da gáy
3.1. Khám đo độ mờ da gáy vào tuần thứ mấy?
Thời điểm chỉ định để đo độ mờ da gáy là từ 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Tuy nhiên cũng có thể lên xuống 1 vài ngày so với lý thuyết do tốc độ phát triển của thai nhi có thể khác nhau.
Trước thời điểm tuần thai thứ 11, vì thai nhi còn quá nhỏ nên kỹ thuật đo còn gặp nhiều khó khăn. Thời điểm sau tuần thai thứ 14, vùng dịch dư thừa sau gáy sẽ được hấp thụ thông qua sự phát triển của hệ thống bạch huyết thai nhi, lúc này da gáy sẽ trở về mỏng như bình thường. Nhưng thực tế, nếu đo độ mờ da gáy ở thời điểm này không có nghĩa là độ mờ da gáy bình thường mà bạn đã bỏ lỡ thời điểm chính xác để đo. Chính vì vậy, việc siêu âm đo độ mờ da gáy trong thời gian từ 11 đến 13 tuần là rất quan trọng.
Thông thường để đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ tiến hành qua kỹ thuật siêu âm, trong một số trường hợp cần thiết có thể làm thêm chụp âm đạo cho mẹ để có kết quả chính xác hơn.
Nếu kết quả đo độ mờ da gáy cao, kèm thêm một số bất thường khác mà bác sĩ có thể phát hiện trong quá trình siêu âm, thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm chọc ối hoặc sinh thiết gai rau và tuần 17-18. Ngoài ra, lần siêu âm này cũng có thể phát hiện thêm một số dị tật khác như: khe hở thành bụng, thai vô sọ, bất sản xương mũi…
Thực tế, nhiều mẹ bỏ qua giai đoạn đo độ mờ da gáy mà chỉ khám siêu âm vào những lần sau thì có khả năng không phát hiện được dị tật mà đến khi sinh ra mới nhận thấy.
3.2. Phương pháp khám đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy được thực hiện bằng hình thức siêu âm thai qua đường bụng. Có một số trường hợp đặc biệt có thể phải siêu âm đầu dò để cho kết quả chính xác nhất. Những kỹ thuật siêu âm này luôn an toàn và không gây đau đớn cho thai phụ.
Kỹ thuật đo độ mờ da gáy như sau:
– Thời gian đo từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.
– Đo ba lần và lấy kết quả cao nhất.
– Thai nằm yên, lấy mặt cắt dọc sẽ chuẩn nhất.
– Phóng đại hình ảnh siêu âm lên.
– Phân định màng ối với mô
– Đặt con trỏ vào đúng vị trí trên màn hình.
Khi siêu âm , có thể thấy độ mờ da gáy là một khoảng trắng xuất hiện phía sau gáy trong khi xung quanh sẽ có màu tối hơn.
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm vàng để đo độ mờ da gáy, bởi sẽ cho kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, độ chính xác còn phụ thuộc và tay nghề chuyên môn của bác sĩ và thiết bị siêu âm có hiện đại hay không.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, hiện là nơi thăm khám, theo dõi thai uy tín, nơi được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để gửi gắm suốt thai kỳ. Với công nghệ siêu âm 5D tiên tiến hiện đại, cho hình ảnh vô cùng sắc nét, cộng với trình độ bác sĩ cao, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám ở những mốc thai quan trọng như thời điểm khám đo độ mờ da gáy. Hãy liên hệ để được tư vấn các dịch vụ về thai sản.