Các bệnh lý về gan luôn là nỗi lo ngại lớn đối với nhiều người dân. Nguyên nhân bởi chế độ ăn nhiều đạm, sử dụng đồ uống có cồn hay chất kích thích và chế độ làm việc nghỉ ngơi không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng gan kèm theo nhiều tác hại lớn đối với sức khỏe. Vì vậy xét nghiệm GOT là phương pháp quan trọng giúp đánh giá chức năng gan, đồng thời là cách tầm soát bệnh sớm hiệu quả, tránh những biến chứng khó lường.
Menu xem nhanh:
1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT là gì? Khi nào cần thực hiện?
1.1. Xét nghiệm GOT là gì?
Có rất nhiều xét nghiệm sinh hóa thường được sử dụng để đánh giá chức năng gan. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm nào cho phù hợp. Trong đó, xét nghiệm GOT là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp đánh giá chức năng gan.
GOT là loại enzym thực hiện chức năng trao đổi amin (transaminase), chúng có nhiều ở các tổ chức của cơ thể. GOT cũng xuất hiện nhiều trong tế bào gan và cũng thường thấy ở tim, cơ xương.
Gan của chúng ta có một hệ thống enzym hoàn chỉnh để thực hiện chức năng tổng hợp cùng với chuyển hóa. Khi tế bào gan của con người bị tổn thương, men gan sẽ tăng cao, do đó lượng enzym giải phóng vào máu cũng tăng lên. Đó là lí do vì sao chỉ số men gan được xem là một dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe lá gan của bạn.
Khi SGOT (AST) ở mức bình thường là vào khoảng 20-40 UI/L. Chỉ số men này tăng lên khi con người có tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; hay tổn thương do nhồi máu cơ tim. Và chỉ số này giảm khi bạn bị mắc 1 số căn bệnh như: tiểu đường, Beriberi, thai kỳ,… Vì vậy, xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được dùng để đánh giá mức độ tổn thương của tế bào nhu mô gan.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm GOT
Chỉ số enzym GOT trong máu tăng lên bên cạnh do các yếu tố về gan còn có thể do một số vấn đề bên ngoài tác động. Vì vậy, cần loại bỏ các nguyên nhân ảnh hưởng để đảm bảo có kết quả xét nghiệm chính xác nhất như:
– Quá trình lấy mẫu và bảo quản mẫu xét nghiệm không đảm bảo, điều này dẫn đến tình trạng vỡ hồng cầu.
– Một số loại thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến chỉ số GOT trong máu như: thuốc allopurinol, acetaminophen, trifluoperazine, metronidazol,… hay một số loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh,…
Do đó, để kết quả xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được chính xác nhất, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ cũng như cung cấp đủ thông tin về các loại thuốc mình đang sử dụng tính đến thời điểm thực hiện xét nghiệm.
2. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan GOT được chỉ định khi nào?
Xét nghiệm này thường được chỉ định khi bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ tổn thương gan như sau:
2.1. Xuất hiện dấu hiệu vàng da
Một trong những dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận dạng nhất của các bệnh lý về gan chính là vàng da. Lúc này, người bệnh sẽ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu màu vàng sậm. Vàng da thường là dấu hiệu của việc bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng.
2.2. Đau tức ở vùng bụng bên phải
Nếu thấy thường xuyên xuất hiện các cơn đau, co thắt, đau âm ỉ ở vùng bụng phải thì có thể bạn đã mắc phải bệnh lý về gan. Nếu sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, gan sẽ có thể bị tổn thương nặng hơn.
2.3. Tình trạng mệt mỏi kéo dài, không tập trung
Gan của chúng ta có chức năng dự trữ glycogen, sau đó chúng chuyển hóa thành glucose để có thể cung cấp năng lượng đến các tế bào trong cơ thể. Khi chức năng gan bị ảnh hưởng dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể thì sẽ dẫn đến người bệnh có tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến các bệnh lý về gan hay suy giảm chức năng gan, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân và toàn xã hội.
3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm GOT
Trong các bệnh lý về gan, chỉ số GOT là cơ sở quan trọng để bác sĩ có thể chẩn đoán các tổn thương của vùng gan. Đồng thời, GOT giúp theo dõi quá trình và hiệu quả điều trị của các bệnh lý về gan của bạn. Ngoài ra, GOT còn có ý nghĩa trong việc theo dõi, chẩn đoán bệnh lý về cơ tim.
3.1. Nếu chỉ số enzym GOT tăng nhẹ
Gan của bạn bị tổn thương do viêm gan virus cấp, kéo dài sẽ dẫn đến bệnh viêm gan mãn tính, chưa xuất hiện vàng da, lúc này chỉ số enzym GOT sẽ tăng sau 2 tuần nhiễm bệnh. Chỉ số GOT tăng mạnh khoảng 5 lần cảnh báo có thể tế bào mô gan đang bị phá hủy.
3.2. Nếu chỉ số enzym GOT tăng mạnh
Chỉ số enzym GOT tăng mạnh thường gấp hơn 100 lần so với chỉ số bình thường là dấu hiệu cảnh báo viêm gan do bị nhiễm độc như:
– Nhiễm độc gan do dung nạp lượng lớn rượu, bia vào cơ thể…
– Nhiễm độc gan do nhiễm phải các chất hóa học độc hại.
– Tắc ống mật do sỏi mật. Lúc này, chỉ số enzym GOT có thể tăng mạnh khoảng 2000 UI/L.
– Khi bị nhồi máu cơ tim cấp tính thì chỉ số enzym GOT cũng sẽ bị tăng cao.
– Trường hợp bị hoại tử tế bào mô gan, xơ gan, ung thư gan,… thì chỉ số enzym GOT đạt khoảng 1000 UI/L.
-Trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc ngừa thai cũng sẽ khiến chỉ số GOT tăng lên.
Bên cạnh thực hiện xét nghiệm GOT, bạn cũng nên tiến hành các phương pháp thăm khám khác để đảm bảo bệnh lý được phát hiện 1 cách chính xác và toàn diện. Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế đã xây dựng các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư gan mật với đầy đủ các danh mục thăm khám khoa học. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần lựa chọn cho mình địa chỉ thăm khám uy tín để tiến hành chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình!