Tìm hiểu về ung thư bàng quang qua các hình ảnh

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Ung thư bàng quang thường bắt đầu ở lớp lót bên trong của bàng quang- cơ quan chứa nước tiểu sau khi nó chuyển từ thận. Hầu hết các trường hợp ung thư bàng quang được phát hiện sớm, và có thể thành công. Tuy nhiên, ung thư bàng quang có xu hướng tái phát, vì vậy việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng.

Ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang

Mặc dù nguyên nhân chính xác của ung thư bàng quang chúng ta vẫn chưa biết đến, nhưng hút thuốc được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với người bình thường. Hóa chất trong khói thuốc lá đi vào phổi, máu, sau đó được lọc qua thận vào nước tiểu. Các hóa chất độc hại tập trung trong bàng quang, và có thể gây ra tổn thương tế bào và trở thành ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư bàng quang
Hút thuốc là nguy cơ chủ yếu gây ung thư bàng quang.

Phơi nhiễm hóa chất: Một số nghề nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất, có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những nghề nghiệp khác, chẳng hạn như công nhân kim loại, cơ khí, làm tóc, cao su, dệt may, da, thợ sơn, vv…

Các yếu tố rủi ro khác

Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới 3 lần.
Tuổi tác: 90% số người mắc ung thư bàng quang là trên 55 tuổi.
Các yếu tố khác bao gồm gia đình có tiền sử mắc ung thư bàng quang, từng điều trị cho 1 bệnh ung thư trước đó, dị tật bẩm sinh ở bàng quang.

Các triệu chứng của ung thư bàng quang

dau-hieu-ung-thu-bang-quang
Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư bàng quang.

Máu trong nước tiểu: Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư bàng quang. Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường, nước tiểu có màu sậm hơn bình thường, màu nâu hoặc thậm chí màu đỏ. Máu trong nước tiểu cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra như chấn thương, nhiễm trùng, rối loạn máu, hoặc sử dụng một số loại thuốc.

ung-thu-bang-quang (2)
Người bị ung thư bàng quang thường gặp các vấn đề về tiểu tiện như: tiểu thường xuyên, tiểu đau, khó đi tiểu, vv…

Thay đổi bàng quang: Ung thư bàng quang có thể gây ra những thay đổi trong thói quen tiểu tiện, bao gồm:
– Đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu rất ít hoặc không có
– Tiểu đau, hoặc khó tiểu
– Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi bàng quang có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Các loại ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang được phân loại theo tế bào trở thành ung thư. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (bắt đầu trong các tế bào lót bên trong của bàng quang) là phổ biến nhất. Ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tuyến thì ít gặp hơn.

Các giai đoạn của ung thư bàng quang

giai-doan-ung-thu-bang-quang
Bốn giai đoạn của ung thư bàng quang.

Giai đoạn 0: Ung thư ở lớp lót bên trong.
Giai đoạn I: Ung thư đã lan rộng đến các thành bàng quang.
Giai đoạn II: Ung thư đã tới các cơ của thành bàng quang.
Giai đoạn III: Ung thư đã lan rộng đến các mô mỡ quanh bàng quang.
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan rộng đến các thành chậu hoặc bụng, hạch bạch huyết, hoặc các trang cơ quan ở xa như xương, gan, phổi.

Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật ung thư bàng quang
Phẫu thuật là phương pháp thường xuyên được áp dụng trong điều trị ung thư bàng quang.

Phẫu thuật: Đối với ung thư bàng quang giai đoạn sớm, người bệnh thường được phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang qua niệu đạo. Nếu ung thư đã xâm lấn, phẫu thuật cắt bỏ bán phần hoặc phẫu thuật triệt để bàng quang được áp dụng.
Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được gỡ bỏ. Đối với phụ nữ, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, và một phần của âm đạo cũng có thể được gỡ bỏ.
Nếu toàn bộ bàng quang được loại bỏ, người bệnh cần sử dụng bàng quang nhân tạo với túi trữ nước tiểu bên ngoài.
Hóa trị: hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thê dùng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, hoặc sau phẫu thuật để giảm tái phát.
Phương pháp miễn dịch: sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư. Liệu pháp miễn dịch thường được sử dụng sau khi cắt bỏ ung thư qua niệu đạo đối với ung thư bàng quang chưa xâm lấn. Phương pháp này giúp ngăn ngừa ung thư tái phát. Bác sĩ có thể đưa vào trong bàng quang dung dịch BCG- dung dịch có chứa các vi khuẩn sống đã bị làm suy yếu. Những vi khuẩn này kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào ung thư ở bàng quang.

ung-thu-bang-quang9
Liệu pháp miễn dịch sử dụng khả năng tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) để chống lại ung thư.

Bức xạ: Một số lượng nhỏ bệnh nhân có thể được chiếu xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u. Một số bệnh nhân khác có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại trong khu vực. Đôi khi, bệnh nhân có thể được điều trị bằng tia phóng xạ khi không còn khả năng phẫu thuật.
Điều trị bằng tia xạ gồm 2 loại: chiếu xạ ngoài và chiếu xạ bên trong, hoặc kết hợp cả 2. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ tư vấn phù hợp.
Tiên lượng bệnh ung thư bàng quang

ung-thu-bang-quang8
Ung thư bàng quang thường được phát hiện sớm và có tiên lượng khá tốt.

Tỷ lệ sống sau 5 năm phụ thuộc chủ yếu và giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Khoảng 50% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm – ung thư giới hạn trong các lớp lót bên trong của bàng quang. Gần 100% người bệnh có thể sống ít nhất 5 năm. Tỷ lệ này giảm dần đối với các giai đoạn muộn hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital