Hiện nay có nghiên cứu chỉ ra rằng đột quỵ gây ra bệnh Parkinson để lý giải cho tình trạng người bệnh tuy đang khỏe mạnh nhưng trước đó đã mắc bệnh Parkinson và nghiên cứu cho thấy bệnh đột quỵ là nguyên nhân dẫn tới tổn thương các tế bào não sản xuất ra dopamine dẫn tới Parkinson.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát chung về bệnh Parkinson
Căn bệnh này được chia vào nhóm các bệnh lý thoái hóa thần kinh và nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự phát triển tế bào thần kinh não bộ, đặc biệt trong vùng chịu trách nhiệm sản xuất dopamine(một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều phối sự vận động của cơ thể).
Bệnh sẽ diễn biến chậm và xấu dần theo sự phát triển của thời gian. Khi các tế bào thần kinh bị thoái hóa do Parkinson và không thể phục hồi nên việc điều trị sẽ giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Căn bệnh này hiện nay không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Căn bệnh này được phát hiện vào năm 1817 do một bác sĩ người anh James Parkinson phát hiện nên người ta lấy tên ông đặt cho căn bệnh này. Đa số bệnh gặp ở người già trên 60 tuổi nhưng cũng có trường hợp phát hiện sớm.
Những biểu hiện của bệnh có thể thay đổi từ nặng đến nhẹ và ở giai đoạn đầu thì người bệnh có thể bị run tay và chân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể gặp phải những triệu chứng nặng hơn như: cứng khớp, rối loạn trong vận động hay phối hợp động tác, khả năng thăng bằng kém, cơ bắp có thể co rút và cứng đờ, khó di chuyển và sinh hoạt hằng ngày, khuôn mặt không có cảm xúc, dáng đi khum lại…
Điều này dẫn tới người bệnh có thể bị chấn thương hoặc bị ngã do khả năng thăng bằng kém hoặc nếu kéo dài có thể dẫn tới trí nhớ kém, ảo giác, trầm cảm, giấc ngủ rối loạn…
Căn bệnh Parkinson tuy không gây tử vong nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh với nhiều mức độ. Bệnh có thể tiến triển âm thầm và có nhiều mức độ khác nhau nhưng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ nếu diễn biến nặng.
2. Mối liên hệ giữa đột quỵ và bệnh Parkinson
2.1 Tìm hiểu về đột quỵ gây ra bệnh lý parkinson
Đột quỵ là bệnh liên quan tới mạch máu trong não. Mạch máu ở não thường phong phú với hai bán cầu não và có thể cung cấp oxy tới các hoạt động và chuyển hóa tại chỗ. Khi các mạch máu tắc nghẽn hoặc tổn thương dẫn tới xuất huyết có thể dẫn tới đột quỵ.
Đây được xem là bệnh lý nguy hiểm cho cả người bệnh và người thân. Bởi căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể dẫn tới dị tật hoặc tử vong.
Bên cạnh đó, đây cũng là căn bệnh nguy hiểm bởi có thời gian xảy ra đột ngột và nhanh chóng và nếu không cấp cứu ngay lập tức có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
Có nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể xuất hiện đột quỵ thiếu máu não thoáng qua hay cơn đột quỵ nhẹ diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu như không được sàng lọc và phát hiện sớm có thể dẫn tới đột quỵ nguy hiểm sau này. Đó là lí do vì sao người bệnh luôn cần đến chủ động quan tâm bảo vệ sức khỏe, chú trọng tới những bất thường của cơ thể.
2.2 Đột quỵ có thể gây ra bệnh parkinson như thế nào?
Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh đột quỵ được coi là nguyên nhân dẫn tới bệnh parkinson bởi những cơn thiếu máu não nhẹ thường không có triệu chứng dẫn tới tổn thương tế bào thần kinh dẫn tới căn bệnh này.
Những cơn đột quỵ thiếu máu não nhẹ được coi là đột quỵ nhẹ và có thể xuất hiện khi mạch máu não bị tắc nghẽn trong thời gian ngắn không gây nên triệu chứng lâm sàng hay không nhận biết được bệnh. Tuy nhiên những tác động của đột quỵ nhẹ có thể dẫn tới ảnh hưởng sản xuất hoạt chất dopamine trong não.
Điều này cũng đồng nghĩa với quá trình lão hóa và stress cũng là tác nhân cho sự việc này. Bệnh dẫn tới các tổn thương ở tế bào não dẫn tới Parkinson.
Người bệnh mắc đột quỵ có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm càng sớm càng tốt để giới hạn tổn thương trong não đồng thời mỗi người cũng nên nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh về mạch máu để hạn chế khả năng dẫn tới đột quỵ.
2.3 Cách phòng tránh sớm đột quỵ và bệnh parkinson
Phòng tránh sớm bệnh đột quỵ cũng là cách để người bệnh ngăn chặn những nguy cơ Parkinson hoặc dị tật hay tử vong. Bệnh có thể được phòng tránh sớm thông qua những biện pháp như sau:
– Thiết lập lối sống khỏe mạnh, khoa học, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Cảnh báo người xung quanh từ bỏ những thói quen xấu(uống bia rượu, hút thuốc lá…)
– Chủ động tầm soát nguy cơ đột quỵ cho cả gia đình, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc các bệnh lý nguy cơ như: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch… liên quan tới đột quỵ để tìm cách xử lý sớm, ngăn chặn đột quỵ xảy ra.
– Bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe gây đột quỵ như: ngủ ít, thức khuya, chơi game nhiều, uống nhiều thuốc ngủ, hút thuốc lá, uống bia rượu…
– Học cách sơ cấp cứu cho người đột quỵ để xử lý nhanh chóng khi đột quỵ xảy ra
– Không chủ quan với các bệnh lý liên quan, cần thăm khám và điều trị theo đúng khuyến cáo và phác đồ của bác sĩ, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hi vọng những thông tin về đột quỵ gây ra bệnh Parkinson trên đây sẽ giúp bạn và người thân có ý thức hơn trong bảo vệ sức khỏe, chống chống đột quỵ và những bệnh nguy hiểm liên quan có thể xảy ra. “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân để tránh những rủi ro của đột quỵ.