Tìm hiểu về rong kinh tiền mãn kinh và cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiền mãn kinh được nhận định là một trong những giai đoạn “khủng hoảng” của người phụ nữ. Khi đến tuổi tiền mãn kinh, hệ nội tiết thay đổi, hormone sinh dục nữ tụt giảm dẫn tới nhiều triệu chứng bất thường, trong đó có rong kinh. Tìm hiểu về rong kinh tiền mãn kinh sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về vấn đề mình gặp phải, đồng thời biết cách khắc phục sao cho hiệu quả.

1. Rong kinh tiền mãn kinh, “cơn ác mộng” của phụ nữ tuổi trung niên

Tiền mãn kinh là giai đoạn “khủng hoảng” mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, thường xảy ra trước khi mãn kinh khoảng 2 tới 5 năm. Ở giai đoạn này, hormone sinh dục nữ (Progesteron) bị suy giảm, FSH và LH có xu hướng tăng nhanh, hiện tượng rụng trứng dần không còn xuất hiện, gây ra cường estrogen, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Những biểu hiện, tình trạng chị em thường gặp trong độ tuổi tiền mãn kinh gồm:

– Chu kỳ, vòng kinh không đều, kinh nguyệt bị rối loạn.

– Bốc hỏa, người mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều về đêm.

– Ham muốn tình dục dần không còn, dẫn tới lãnh cảm.

Mất ngủ thường xuyên.

– Tâm trạng thường bất ổn, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do tác động của hormone, nội tiết tố và ảnh hưởng của việc mất ngủ.

– Quá trình chuyển hóa, hấp thụ canxi bị trì trệ do tác động của hormone nữ, từ đó dẫn tới nguy cơ loãng xương, đau mỏi người.

– Làm thay đổi cấu trúc da, tóc. Da dễ bị sạm đen, xuất hiện nám, tóc dễ gãy, rụng.

Ở tuổi trung niên, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó chịu, trong đó có tình trạng rong kinh tiền mãn kinh

Ở tuổi trung niên, phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó chịu, trong đó có tình trạng rong kinh tiền mãn kinh

Rong kinh là vấn đề thường gặp ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, khi hormone sinh dục nữ suy giảm, hệ nội tiết mất đi khả năng sản sinh và cân bằng hormone dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh, lượng máu kinh, thời gian hành kinh. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, rong kinh kéo dài, lượng máu kinh mất đi nhiều có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm liên quan tới bệnh lý phụ khoa. Vì vậy, chị em nhất định không nên chủ quan.

2. Những dấu hiệu thường gặp khi bị rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh

Rong kinh tiền mãn kinh cũng giống như rong kinh thường thấy ở phụ nữ trẻ, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt:

– Chu kỳ kinh thường kéo dài quá 32 ngày.

– Lượng máu kinh mỗi kỳ kinh thường nhiều, có thể vượt quá mức trung bình là 80ml/chu kỳ. Máu kinh thường ra nhiều hơn về đêm.

– Thời gian hành kinh có thể kéo dài trên 7 ngày, thậm chí là 10 ngày trở lên.

– Kinh mau, một số trường hợp trong một chu kỳ có tới 2, 3 lần hành kinh.

– Rong kinh có thể đi kèm thống kinh, đau bụng kinh dữ dội trong ngày đầu của chu kỳ.

3. Nguyên nhân nào dẫn tới rong kinh tiền mãn kinh

Chúng ta thường hiểu rằng do ảnh hưởng, tác động của hệ nội tiết, hormone sinh dục nữ mà tình trạng rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh mới diễn ra. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng này cũng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

3.1. Rong kinh tiền mãn kinh do thay đổi nội tiết tố

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng, hoạt động của buồng trứng sẽ dần suy giảm và từ đó, hormone sinh dục cũng mất đi sự cân bằng. Khi lượng estrogen bị thiếu hụt, nội tiết tố thay đổi, không còn chu kỳ rụng trứng, hoạt động phóng noãn và từ đó dẫn tới rong kinh kéo dài.

3.2. Sinh hoạt thiếu cân bằng, chưa lành mạnh

Thói quen sinh hoạt, ăn uống của người phụ nữ cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của hệ nội tiết, sự cân bằng của các hormone. Thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất, dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá quá nhiều,… thậm chí còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, tác động tới quá trình sản sinh hormone, quá trình tổng hợp estrogen cần thiết, từ đó dẫn tới kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều.

3.3. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Tâm sinh lý thường đi liền với nhau. Bởi vậy, khi tinh thần của bạn thường xuyên bị áp lực, mệt mỏi kéo dài, hoạt động của hệ nội tiết cũng bị tác động và dẫn đến những rối loạn bất thường trong kỳ kinh nguyệt, thậm chí là tiền mãn kinh sớm.

3.4. Rong kinh tiền mãn kinh do một số bệnh phụ khoa

Giai đoạn tiền mãn kinh cũng là giai đoạn chị em dễ gặp phải nhiều bệnh phụ khoa đáng ngại như u xơ tử cung, polyp tử cung, các vấn đề tại nội mạc tử cung, cổ tử cung, u nang, đa nang buồng trứng,…

Tình trạng rong kinh kéo dài ở tuổi tiền mãn kinh có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tại tử cung, buồng trứng

Tình trạng rong kinh kéo dài ở tuổi tiền mãn kinh có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tại tử cung, buồng trứng

Những bệnh lý này vừa có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động của hệ nội tiết, quá trình sản sinh hormone sinh dục (với các bệnh về buồng trứng), vừa có thể chèn ép tử cung, làm phát triển các tế bào nội mạc tử cung, gây chảy máu nhiều mỗi kỳ kinh nguyệt.

4. Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh liệu có nguy hiểm với chị em?

Như đã chia sẻ, rong kinh tiền mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi hoạt động của nội tiết tố, sự mất cân bằng của hormone. Bởi vậy, bác sĩ chuyên khoa khẳng định rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở thành tiền đề gây bệnh, hoặc là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm khác như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung,…

Rong kinh kéo dài, dần dần sẽ gây thiếu máu, thiếu sắt và khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Biểu hiện thường thấy là mệt mỏi, chóng mặt thường xuyên, kém tập trung, giảm trí nhớ, da dẻ xanh xao,…

Ngoài ra, rong kinh khiến môi trường âm đạo mất cân bằng. Máu kinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, tạp khuẩn và nấm phát triển nhanh chóng, gây viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ,… Lâu dần, những bệnh lý này khiến âm đạo ngứa ngáy, viêm loét, khó chịu, có thể dẫn tới lãnh cảm, ngại quan hệ, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng của chị em.

Để xác định được nguyên nhân gây rong kinh, rong kinh có nguy hiểm không, chị em cần nhanh chóng thực hiện khám và nghe chỉ định từ bác sĩ

Để xác định được nguyên nhân gây rong kinh, rong kinh có nguy hiểm không, chị em cần nhanh chóng thực hiện khám và nghe chỉ định từ bác sĩ

Qua những thông tin trên, có thể khẳng định rong kinh ở giai đoạn tiền mãn kinh không phải là một bệnh lý và không gây nguy hiểm nếu là rong kinh cơ năng (rong kinh do những nguyên nhân xuất phát từ sinh lý. Còn nếu tình trạng rong kinh của bạn kéo dài, kèm theo những cơn đau, những vấn đề bất thường như ra nhiều khí hư, tức bụng, khó chịu,… thì cần nhanh chóng thăm khám và nhận chỉ định của bác sĩ. Đó là những vấn đề thuộc nhóm rong kinh thực thể (rong kinh do bệnh lý) và cần được giải quyết sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng.

5. Điều trị, khắc phục tình trạng rong kinh tiền mãn kinh như thế nào?

Rong kinh ở tuổi tiền mãn kinh là vấn đề có thể khắc phục và điều trị nếu biết rõ nguyên nhân và được hướng dẫn thực hiện đúng phương pháp. Thông thường, chị em có thể cải thiện được vấn đề này theo những hướng sau.

5.1. Điều trị rong kinh tiền mãn kinh với thuốc

Sử dụng thuốc điều kinh từ lâu đã là giải pháp hiệu quả, nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm được nhiều chị em lựa chọn. Một số loại thuốc được các bác sĩ chỉ định cho chị em gồm:m

– Thuốc bổ sung sắt: Cải thiện tình trạng thiếu sắt do thiếu máu khi tới kỳ kinh.

– Thuốc tránh thai: Điều chỉnh lượng hormone nội tiết, giúp hỗ trợ hoạt động của buồng trứng, ổn định kỳ kinh, lượng máu kinh.

– Thuốc Ibuprofen: Giảm các triệu chứng khó chịu, những cơn đau, hỗ trợ co bóp tử cung trong thời gian hành kinh, cải thiện tình trạng đau bụng kinh.

– Liệu pháp hormon giúp cải thiện nồng độ estrogen hoặc progesterone để điều chỉnh chu kỳ kinh.

– Thuốc chống tiêu sợi huyết: Ngăn tình trạng ra máu, xuất huyết bất thường, cải thiện tình trạng cục máu đông.

Cần lưu ý, dù sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chị em cũng phải thăm khám, nắm rõ tình trạng sức khỏe và thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

5.2. Điều trị rong kinh tuổi tiền mãn kinh nhờ phẫu thuật

Những trường hợp rong kinh nghiêm trọng, xuất phát từ các bệnh lý như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, polyp tử cung, u lạc nội mạc tử cung,… có thể sẽ cần can thiệp với phương pháp phẫu thuật ngoại khoa.

Một số phẫu thuật thường dùng có:

– Nạo niêm mạc tử cung: Phương pháp này sẽ giúp giảm lượng máu kinh trung bình khi tới kỳ kinh.

– Nội soi buồng tử cung: Nội soi tử cung giúp loại bỏ các khối u xơ, cắt polyp hoặc xử lý những vấn đề bất thường ở tử cung mà không khiến bệnh nhân quá đau hay mất nhiều máu.

Phẫu thuật ngoại khoa loại bỏ các vấn đề bệnh lý gây rong kinh tiền mãn kinh là giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất

Phẫu thuật ngoại khoa loại bỏ các vấn đề bệnh lý gây rong kinh tuổi tiền mãn kinh là giải pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất

– Cắt nội mạc tử cung: Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một hay thậm chí toàn bộ phần nội mạc tử cung để kiểm soát tình trạng rong kinh.

– Cắt toàn bộ tử cung: Phương pháp này áp dụng với trường hợp không có nhu cầu mang thai, sinh con, rất phù hợp với những bệnh nhân ở độ tuổi tiền mãn kinh. Toàn bộ tử cung sẽ được cắt bỏ, đồng thời chu kỳ kinh nguyệt cũng chấm dứt mà không gây ảnh hưởng gì tới sinh lý, hệ nội tiết và sức khỏe của chị em.

5.3. Khắc phục với những lưu ý về thói quen sống, sinh hoạt

Bên cạnh việc điều trị, chị em cũng nên áp dụng một vài lưu ý sau để sớm cải thiện tình trạng rong kinh tuổi tiền mãn kinh:

– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, D, sắt, canxi,… Chị em cũng nên bổ sung các loại rau củ, hoa quả tươi trong quá trình cải thiện tình trạng rong kinh.

– Thường xuyên vận động, tập thể dục để cơ thể được dẻo dai, xương khớp chắc khỏe, kích thích tuần hoàn máu tốt hơn.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc và tránh để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.

– Vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín trong những ngày hành kinh để hạn chế rong kinh gây viêm nhiễm phụ khoa.

– Khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm, có biện pháp xử lý phù hợp.

Về việc khám, kiểm tra sớm các vấn đề phụ khoa có thể gây rong kinh tuổi tiền mãn kinh, chị em có thể cân nhắc lựa chọn Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa hàng đầu, chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm tới từ các bệnh viện lớn. Các bác sĩ luôn thăm khám tận tình, chi tiết, hỗ trợ hết mình để người bệnh có thể nắm được mọi vấn đề, biết cách xử lý, cải thiện tình trạng bệnh lý tốt nhất.

Ngoài ra, Thu Cúc TCI còn có hệ thống phòng khám với các trang thiết bị hiện đại. Dụng cụ thăm khám luôn được đảm bảo vệ sinh, an toàn trước khi sử dụng cho bệnh nhân. Nếu có vấn đề bệnh lý cần phải thực hiện phẫu thuật, hệ thống phòng mổ hiện đại, vô khuẩn cũng được trang bị đầy đủ, giúp chị em sớm xử lý được vấn đề và cải thiện tình trạng rong kinh tiền mãn kinh.

Hy vọng những thông tin trên đã thực sự cung cấp kiến thức hữu ích cho các bạn độc giả. Chị em cần chú ý không nên chủ quan với bất kỳ bệnh phụ khoa nào và hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, đặc biệt là ở những giai đoạn nhạy cảm như tuổi tiền mãn kinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital