Một vài trường hợp bệnh nhân giãn phế quản được chỉ định điều trị với thuốc, trong đó có: thuốc giãn phế quản dạng tiêm, dạng uống hoặc dạng hít/xịt khí dung để giãn cơ trơn quanh phế quản và hỗ trợ lưu thông không khí qua đường thở và các phế nang thuận lợi hơn. Nhưng người bệnh cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh giãn phế quản và những thông tin quan trọng cần biết
Ngoài bệnh phổi và ung thư phổi, bệnh giãn phế quản là căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm khó lường như: ho ra máu nhiều lần, cảm cúm dẫn tới nhiễm khuẩn khiến người bệnh bị ho kéo dài…
Những biến chứng có thể xảy ra đối với căn bệnh này khi không được phát hiện và điều trị ngay từ ban đầu là khi ổ giãn phế quản lan rộng, người bệnh có thể bị bội nhiễm, áp xe ở phổi, khí phế thũng, mủ phổi… Ho ra máu kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới đường thở và khiến người bệnh suy tim hoặc tử vong.
Hiện nay, giãn phế quản chưa có phác đồ hay thuốc điều trị dứt điểm. Những thuốc điều trị hiện nay chủ yếu để kiểm soát nhiễm trùng, ngăn những cơn kịch phát nguy hiểm và hạn chế triệu chứng cho người bệnh.
Thuốc được xem là phương pháp hữu hiệu trong điều trị phế quản co thắt hay phế quản bị giãn khiến người bệnh không còn khó thở mà sống khỏe mạnh, thoải mái.
2. Những loại thuốc giãn phế quản hiệu quả trên thị trường hiện nay
2.1 Tìm hiểu về công dụng của thuốc giãn phế quản dạng tiêm
Thuốc đóng vai trò quan trọng để làm giãn cơ trơn bọc phế quản, tăng khẩu kính đường thở và giúp không khí di chuyển đến đường thở một cách dễ dàng.
Thuốc giãn phế quản hiện được sử dụng theo phác đồ chuyên biệt ở mỗi bệnh nhân và được sử dụng theo từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên sẽ có những nhóm thuốc chung dành cho điều trị bệnh với những công dụng khác nhau.
Hiện nay có khoảng 3 nhóm thuốc thường dùng trong điều trị giãn phế quản.
2.2 Trường hợp được chỉ định điều trị với thuốc giãn phế quản dạng tiêm
Thuốc giãn phế quản ở dạng tiêm có thể được chỉ định đối với những trường hợp hen phế quản hay giãn phế quản cấp hoặc tình trạng phổi tắc nghẽn khiến phế quản bị co thắt khiến người bệnh khó chịu.
Đa số người bệnh được chỉ định thuốc giãn phế quản để ngăn chặn những cơn bệnh nặng và kiểm soát tình trạng giãn phế quản ổn định, tránh khó thở dẫn tới nhiều ảnh hưởng hay biến chứng.
Những loại thuốc sẽ được chỉ định tùy theo tình trạng bệnh và mức độ bệnh thông qua thăm khám và chẩn đoán đồng thời người bệnh có thể được chỉ định thuốc phù hợp khi thấy những dấu hiệu bất thường.
2.3 Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giãn phế quản cần nhớ
Việc dùng thuốc có thể hỗ trợ tối ưu trong quá trình điều trị bệnh, do đó, người bệnh cần nắm được một số lưu ý sau để hạn chế tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của thuốc:
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: dùng đúng phác đồ thuốc như liệu trình, thời gian và liều lượng; theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe sau khi uống thuốc
– Uống thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất: mỗi loại thuốc có hướng dẫn sử dụng khác nhau nên người bệnh cần đọc kĩ thông tin trước khi sử dụng hoặc hỏi bác sĩ để có thể dùng hiệu quả
– Thông báo cho bác sĩ nếu có triệu chứng lạ khi dùng thuốc: người bệnh có thể bị dị ứng sau uống thuốc nên cần dừng khi có dấu hiệu bất thường hoặc báo cho bác sĩ để được đổi loại thuốc phù hợp
– Không dùng thuốc trong những trường hợp sau: mắc bệnh suy tim, tiểu đường, huyết áp, cường giáp… và nếu được bác sĩ chỉ định thì cần hỏi kĩ để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Nhóm thuốc điều trị bệnh giãn phế quản hiện nay
3.1 Nhóm thuốc đồng vận beta-2
Có thể có công dụng ngắn trong giảm triệu chứng bệnh và thường phát huy nhanh chóng sau khi uống và kéo dài một vài giờ, đặc biệt khi triệu chứng bệnh nhanh và nặng.
Đối với nhóm tác dụng dài, thuốc có thể mất đến hơn 1 giờ đồng hồ mới phát huy được tác dụng nhưng hiệu quả thường lâu hơn và dùng hàng ngày để chặn những cơn co thắt phế quản và không khuyến cáo sử dụng đối với trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, người bệnh lưu ý đối với một số trường hợp sau:
– Mắc bệnh cường giáp, bệnh khiến tuyến giáp hoạt động quá mức
– Có vấn đề về tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, bệnh ở tim hay mạch máu
– Mắc tiểu đường.
3.2 Nhóm thuốc kháng cholinergic
Nhóm thuốc này dùng trong điều trị giãn phế quản hoặc phổi tắc nghẽn hoặc bệnh hen suyễn. Thuốc có tác dụng làm giãn phế quản hoặc giải phóng chất tích tụ khiến phế quản co thắt.
Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định đối với một số trường hợp như sau:
– Tuyến tiền liệt bị sưng, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính
– Nghẽn dòng chảy ở bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
3.3 Nhóm thuốc theophylline
Đây là dòng thuốc chữa giãn phế quản với tác dụng dài và dùng với đường uống dưới dạng viên. Gioongs như những nhóm thuốc khác, thuốc có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, xuất huyết dạ dày, kích thích thần kinh, đau đầu…
Người có tình trạng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng dòng thuốc này bao gồm:
– Hoạt động tuyến giáp quá mức
– Gặp phải các bệnh lý về huyết áp, tim mạch
– Người bệnh động kinh
– Người bệnh cao tuổi hoặc có sức khỏe kém.
Hy vọng những thông tin về thuốc giãn phế quản dạng tiêm trên đây có thể giúp người bệnh hình dung khái quát phác đồ điều trị với thuốc và lưu ý những kinh nghiệm quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Bạn cũng không nên tùy tiện giảm liều, tăng liều hoặc đổi thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ để tránh những nguy cơ có thể xảy ra đồng thời ảnh hưởng tới tình trạng của bệnh.