Không phải bệnh viện, cơ sở y tế nào cũng có khoa Nội tiết với các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu và đi khám ở các bệnh viện chuyên khám nội tiết uy tín, chất lượng, đặc biệt là các cơ sở có thế mạnh về Nội tiết để an tâm điều trị.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viện chuyên khám nội tiết tại Hà Nội
Ngoài một số bệnh viện công lập chuyên khám nội tiết tại Hà Nội, bệnh nhân có thể khám Nội tiết tại các cơ sở y tế ngoài công lập lớn có chuyên khoa Nội tiết với bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Chuyên khoa Nội tiết của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cũng như các cơ sở khác thuộc hệ thống là địa chỉ tin cậy thực hiện khám và điều trị các bệnh lý Nội tiết như:
– Các bệnh về tuyến giáp nhưcường giáp, suy giáp, viêm giáp (viêm giáp cấp, viêm giáp tự miễn, viêm giáp bán cấp)
– Các bệnh về tuyến yên và tuyến thượng thận
– Bệnh đái tháo đường
– Các rối loạn hormone, rối loạn cholesterol
2. Một bệnh viện điều trị nội tiết uy tín cần có những yếu tố gì?
2.1. Bệnh viện chuyên khám nội tiết uy tín là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành
Bệnh viện nội tiết uy tín cần phải quy tụ đội ngũ y bác sĩ tận tâm, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm. Bởi trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh, đội ngũ bác sĩ sẽ luôn kết hợp chặt chẽ với các khoa liên quan khác như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh,… để đưa ra những chẩn đoán về bệnh tình chính xác nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh.
2.2. Bệnh viện chuyên khám nội tiết uy tín cần được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại
Bên cạnh đó, bệnh viện nội tiết cần được trang bị hệ thống trang thiết bị tối tân, hiện đại. Ứng dụng các kỹ thuật cận lâm sàng giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh chính xác, giúp phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ như:
– Siêu âm đen trắng ổ bụng, tuyến giáp
– Siêu âm màu 4D, 5D, siêu âm Doppler mạch tuyến giáp
– Chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI
– Chọc hút dịch điều trị u nang tuyến giáp, chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm,…
3. Trường hợp nào cần làm xét nghiệm nội tiết?
3.1. Nữ giới cần làm xét nghiệm nội tiết trong trường hợp nào?
Đối với phụ nữ, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên làm xét nghiệm nội tiết tố nữ thường xuyên, theo định kỳ từ 1 – 2 lần/năm để có thể kiểm tra sức khỏe sinh sản, đồng thời giúp phát hiện sớm nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Ngoài ra, một số trường hợp cụ thể nên làm các xét nghiệm nội tiết tố như:
– Phụ nữ từ 35 tuổi trở lên
– Trường hợp người bệnh nghi ngờ mắc chứng đa nang buồng trứng
– Chuẩn bị sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm
– Người bị mất kinh trên 3 tháng (vô kinh thứ phát) hoặc không có kinh (vô kinh nguyên phát), rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược, tóc rụng nhiều, vã nhiều mồ hôi, tăng cân không kiểm soát
3.2. Nam giới cần làm xét nghiệm nội tiết trong trường hợp nào?
Các xét nghiệm nội tiết ở nam giới không cần thực hiện thường xuyên như ở nữ giới. Chỉ cần xét nghiệm ở những bệnh nhân có hiện tượng bất ổn về tinh trùng, hiếm muộn con cái, biểu hiện yếu sinh lý, đặc biệt là ở những người vô tinh hoặc bị thiểu tinh nặng. Đây là những xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá các bệnh liên quan đến chức năng sinh sản của nam giới.
Cụ thể, khi khám lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ có những bất thường về nội tiết thì cần xét nghiệm xác định nồng độ LH, FSH, Testosterone. Hoặc nếu số lượng tinh trùng của nam giới nhỏ hơn 10 triệu/ml thì cần được tiến hành xét nghiệm nội tiết.
4. Thời điểm thích hợp thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố
4.1. Các xét nghiệm nội tiết tố nữ nên thực hiện vào thời điểm nào?
Các xét nghiệm nội tiết tố nữ nên thực hiện vào thời điểm nào? Nồng độ của hormone nội tiết tố nữ sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, một số xét nghiệm cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định để đảm bảo kết quả được chính xác nhất, có thể là sau hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt:
– Xét nghiệm FSH, LH: trong vòng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
– Xét nghiệm Progesterone: từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 28 của chu kỳ kinh nguyệt.
– Các xét nghiệm Testosterone, Prolactin, Estrogen, AMH có nồng độ khá ổn định nên có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt.
4.2. Thời điểm thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố nam
Đối với nam giới, các xét nghiệm nội tiết tố nam chủ yếu là xét nghiệm tinh trùng. Để đảm bảo thu được mẫu tinh trùng tốt nhất, phản ánh chất lượng tinh trùng chính xác, nam giới cần biết những yêu cầu cơ bản về thời gian kiêng quan hệ, chuẩn bị trước khi lấy tinh trùng, kỹ thuật lấy tinh trùng, thu thập và bảo quản mẫu tinh trùng.
Thời gian kiêng xuất tinh trước khi lấy mẫu tinh trùng xét nghiệm là từ 3 đến 5 ngày. Nếu thời gian kiêng quan hệ quá ngắn, mẫu tinh trùng thu được sẽ chứa nhiều tinh trùng non với số lượng tinh trùng thấp hơn so với thực tế. Tuy nhiên, nếu thời gian kiêng quan hệ quá lâu, số lượng tinh trùng thu được sẽ nhiều hơn nhưng chất lượng không tốt do chứa nhiều tinh trùng di động kém, già yếu. Một mẫu tinh trùng tốt không những đạt chỉ tiêu về thể tích mà còn phải đạt những chỉ tiêu về mật độ, số lượng, độ di động…
Hi vọng, sau bài viết này, bạn đã có thêm căn cứ để lựa chọn được địa chỉ bệnh viện chuyên khám nội tiết uy tín tại Hà Nội cùng nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về vấn đề khám nội tiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình mình.