Thực đơn cho người bệnh ung thư như thế nào là hợp lý là thắc mắc của nhiều độc giả. Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư, người bệnh cần tìm hiểu rõ để thực hiện chế độ ăn uống cho phù hợp vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh và thể trạng của người bệnh.
Theo thống kê, trong số các trường hợp mắc mới ung thư mỗi năm tại Việt Nam, có đến 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, rất ít bệnh nhân biết nên ăn uống thế nào cho hợp lý.
Dưới đây là lời khuyên về thực đơn cho người bệnh ung thư từ các bác sĩ tư vấn của Bệnh viện Thu Cúc:
Menu xem nhanh:
1. Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?
Các nghiên cứu cho thấy có những loại thực phẩm giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Tăng protein: bổ sung đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà, vịt.
- Uống đủ nước: để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.
- Cần ăn nhiều các thực phẩm sạch, củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như bưởi, dừa, đu đủ, chuối, thanh long, bí xanh, bí đỏ, xu hào, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô non. Các loại rau như dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…
- Sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Nên chế biến thực phẩm tươi bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến.
- Sử dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý… không thể ăn bình thường.
- Chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày.
2. Bệnh nhân ung thư không nên ăn gì?
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường có chất bảo quản.
- Không nên ăn đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu.
- Hạn chế ăn các loại thịt màu đỏ như lợn, trâu, bò, ngựa vì chúng là protein có cấu trúc phức tạp, khó tiêu, khó hấp thu hơn do cần tới nhiều enzyme để thủy phân.
- Hạn chế ăn các loại bột dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng.
- Tránh xa các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, người bệnh và gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.