Bệnh ung thư được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nhiều bệnh ung thư được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến việc con người ăn uống. Vậy thức ăn của tế bào ung thư là gì và làm thế nào để giảm được nguy cơ mắc ung thư nhờ thay đổi thói quen ăn uống.
Menu xem nhanh:
1. Thức ăn của tế bào ung thư – Kích hoạt và thúc đẩy ung thư
Theo thống kê của Báo cáo thực trạng ung thư thế giới Globogan năm 2020, số ca mắc và tử vong do bệnh ung thư trên toàn cầu có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, cứ 100.000 người thì có 159 người mắc mới ung thư được chẩn đoán và có đến 106 người tử vong do ung thư gây ra.
Thực tế, tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư. Vì cơ thể con người có gen sinh ra ung thư và gen ức chế ung thư. Càng lớn tuổi thì con người càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, thức ăn mà con người nạp vào cũng có khả năng gây ung thư hoặc ức chế ung thư. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng, nhóm ung thư đường tiêu hóa được gây ra có nguyên nhân bắt nguồn từ thức ăn của con người hàng ngày.
2. Những thực phẩm là thức ăn của tế bào ung thư
2.1. Đường – Top 1 thức ăn của tế bào ung thư
Đường là thức ăn yêu thích nhất của tế bào ung thư. Bổ sung quá nhiều đường cũng khiến tình trạng bệnh ung thư trở nên trầm trọng hơn.
Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao sinh nguy cơ ung thư được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Quá trình thúc đẩy tế bào ung thư do đường như sau: Khi nạp vào cơ thể quá nhiều carbohydrate sẽ làm tăng insulin. Khi insulin tăng làm tăng tổng hợp IGF-1 (một chất có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào ung thư). Đường có nghiên cứu chứng minh rõ ràng trong việc thúc đẩy ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.
2.2. Đồ muối chua – Thực phẩm yêu thích của nhiều người nhưng là thức ăn của tế bào ung thư
Trên thực tế rất nhiều người thích các món ăn như dưa cà muối, thịt muối, cá muối… Đây lại là những thực phẩm không tốt, là thức ăn của tế bào ung thư. Những thực phẩm muối chua này chứa rất nhiều nitrit. Khi nitrit kết hợp với chất đạm trong cơ thể sẽ dễ kích hoạt tế bào ung thư. Thực phẩm đồ muối chua làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, ăn nhiều thực phẩm có độ muối cao còn khiến cơ thể bị tăng huyết áp, tai biến, tim mạch…
2.3. Những thực phẩm bị mốc
Những thực phẩm bị mốc như gạo mốc, đỗ mốc, lạc mốc… đến bánh mì mốc… đều là thức ăn kích thích sản sinh tế bào ung thư. Những thức ăn bị mốc sẽ sinh ra chất aflatoxin, thúc đẩy tế bào ung thư phát triển. Đặc biệt là lạc mốc và các hạt ngũ cốc bị mốc rất hại cho sức khỏe. Nguy hại hơn khi Việt Nam chưa có sự kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm. Do vậy nhiều thực phẩm mốc sẽ được quay vòng tái sản xuất. Người tiêu dùng không thể nhận biết được những thực phẩm kém chất lượng đó chỉ qua vẻ bên ngoài.
2.4 Các loại thịt đỏ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào ung thư lớn lên dễ dàng trong môi trường axit. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ sẽ có tính axit, là điều kiện để nuôi tế bào ung thư. Đặc biệt các loại thịt đỏ dễ chứa nhiều tồn dư kháng sinh. Thịt đỏ cũng chậm tiêu hóa và đòi hỏi nhiều enzym. Thịt khó tiêu hóa và mắc kẹt tại đường tiêu hóa, sinh ra nhiều độc tố gây hại cho cơ thể.
Các loại thịt đỏ phải kể đến như thịt bò, bê, thịt trâu, thịt chó, thịt nai…
2.5. Các sản phẩm từ sữa
Sữa làm cơ thể sản xuất chất nhầy trong đường ruột. Mà tế bào ung thư lại thích ăn chất nhầy. Do đó những bệnh nhân bị ung thư không nên uống sữa động vật. Các loại sữa nguyên hạt sẽ tốt hơn cho bệnh nhân ung thư.
2.6. Thịt nướng – Kích hoạt tế bào ung thư
Các loại thịt được chế biến bằng cách nướng đều có hại cho cơ thể. Quá trình nướng sinh ra rất nhiều độc tố, kích hoạt tế bào ung thư. Trong khi đó hiện nay có rất nhiều người thích ăn đồ nướng, nhất là nhóm người trẻ tuổi. Thịt nướng tại các quán cóc, vỉa hè càng là một mối nguy hại. Khi nguồn thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc được chế biến bằng cách nướng gây hại sức khỏe rất lớn. Đây cũng là lý do lý giải tại sao những năm gần đây ung thư đường tiêu hóa gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.
3. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa ung thư
Chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao… sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn thế nữa, nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.
Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm.
Không nên dùng cà phê, trà và socola có chứa nhiều caffeine.
Luyện tập thể dục hàng ngày đều đặn, vừa sức, hít thở sâu để thêm oxy cho các tế bào. Vì tế bào ung thư không thể sống trong môi trường dưỡng khí nên liệu pháp oxy là một trong những yếu tố giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngày nay dưới sự ảnh hưởng của cuộc sống gấp gáp rất nhiều người không thực sự chú trong đến bữa ăn của mình. Ăn quá nhiều đồ hộp, đồ chế biến sẵn, mỳ tôm, đồ chiên rán… làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư. Một lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học và khám sức khỏe định kỳ hàng năm sẽ là chìa khóa giúp bạn an tâm hơn với cuộc sống.